(Baothanhhoa.vn) - Ngày 31-10, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe, thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung, đề án. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Văn phòng UBND tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thường trực UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, đề án

Ngày 31-10, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe, thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung, đề án. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Văn phòng UBND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Minh Hằng

Các đại biểu đã nghe Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo về đề án phát triển khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, khu CNTT tập trung được nghiên cứu xây dựng có tổng mức đầu tư 562 tỷ đồng, với các khu chức năng bảo đảm hạ tầng kỹ thuật CNTT cho việc cung cấp các dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp (DN) phát triển phần mềm và công nghệ số. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2017-2020, trung tâm sẽ thu hút ít nhất 5 DN đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật vào khu CNTT để cung cấp hạ tầng CNTT cho các DN tại trung tâm và các DN trên địa bàn tỉnh. Khởi tạo, thu hút hơn 20 DN phần mềm/nội dung số hoạt động trong khu CNTT tập trung. Xây dựng hơn 20 sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trọng điểm. Giai đoạn 2021-2030 sẽ mở rộng, liên kết phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới xuất khẩu lập trình viên. Xây dựng hơn 50 sản phẩm/dịch vụ nội dung có thương hiệu trong và ngoài tỉnh có doanh thu cao. Vị trí khu CNTT tập trung được đề xuất tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa.

Sau khi nghe các đại biểu thảo luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định ý nghĩa quan trọng của đề án phát triển khu CNTT tập trung, trong đó trọng tâm là sản xuất phần mềm, nội dung số, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tỉnh ta có lợi thế về các nguồn lực phát triển CNTT, do đó, phải xây dựng được một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực này. Chủ tịch UBND tỉnh giao đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự án phát triển khu CNTT tập trung. Trong đó, làm rõ hơn mục tiêu, lộ trình phát triển, đầu tư theo từng giai đoạn gắn với việc thu hút DN, nhân lực. Bên cạnh đó, cụ thể hơn việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng hạ tầng CNTT tại trung tâm. Sau khi hoàn chỉnh đề xuất dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện thẩm định trình UBND tỉnh xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.

Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại hội nghị.

Tiếp sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo trình bày đề án cơ chế chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non đến năm 2025. Đề án nêu rõ thực trạng quá tải trong lĩnh vực giáo dục mầm non công lập hiện nay. Từ năm 2011 đến nay, đã có 19 trường mầm non ngoài công lập được các tổ chức, cá nhân đầu tư tại trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã. Để thu hút các nguồn lực đầu tư vào các trường mầm non ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu và phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, dự thảo đề xuất các chính sách hỗ trợ cho cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, như: Hỗ trợ về mức lương cơ bản; chi phí bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên; hỗ trợ miền giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư cũng như một số chính sách đặc thù cho các trường mầm non ngoài công lập tại các khu vực miền núi, vùng khó khăn.

Kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá kỹ hơn thực trạng giáo dục mầm non với các chỉ tiêu như: Sĩ số bình quân/lớp, so với quy định thiếu bao nhiêu giáo viên, khả năng đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, làm rõ sự cần thiết của chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non. Cơ chế, chính sách nên nghiên cứu theo hướng hỗ trợ cao và dài hơi hơn. Tăng thời gian hỗ trợ lương cơ bản đối với giáo viên mầm non ở khu vực miền núi và giảm dần theo từng năm. Kèm theo chính sách này phải có lộ trình giảm biên chế ở các trường mầm non công lập.

Cũng tại hội nghị, Sở Xây dựng trình bày phương án rà soát quy hoạch xây dựng để thực hiện dự án nhà ở xã hội. Theo đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 7 dự án đang triển khai, 5 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư. Nếu toàn bộ các dự án đang triển khai hoàn thành đúng kế hoạch thì đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ có 6.185 căn hộ, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng gần 25.000 người. Theo chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa thì đến năm 2020, TP Thanh Hóa cần 12.300 căn hộ. Nếu không triển khai thêm dự án thì sẽ thiếu 6.115 căn hộ. Do vậy, Sở Xây dựng đề xuất 5 vị trí xây dựng nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 8,5 ha tại phường Quảng Thành, phường Đông Hải, phường Phú Sơn, xã Hoàng Long, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Các danh mục dự án khác sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tới.

Sau khi nghe các ngành thảo luận, cho ý kiến, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tiếp thu các nội dung tại hội nghị để hoàn chỉnh đề án. Bên cạnh đó, thực hiện tăng cường quản lý chất lượng xây dựng, tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy với các dự án đang triển khai xây dựng.

Cũng tại hội nghị, Thường trực UBND tỉnh đã thảo luận và cho ý kiến về một số nội dung: Phương án di dời tháp phát sóng trên núi Cánh Tiên, kế hoạch hợp tác truyền thông với các cơ quan thông tấn, báo chí giai đoạn 2018-2020, đối về án sắp xếp các trường THPT công lập hiện có đến năm 2025, đề xuất giải quyết chế độ, chính sách đối với lực lượng vận tải thuyền nan tại các địa phương trong tỉnh, phương án quy hoạch, thiết kế dự án mở rộng Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng giai đoạn 2.


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]