(Baothanhhoa.vn) - Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá.

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, dự.

Năm học 2020-2021, trước sự bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngành GD&ĐT đã chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch năm học và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra. Toàn ngành tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở GD&ĐT thực hiện.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá.

Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn ở giáo dục phổ thông được giữ vững, nâng cao. Kết thúc các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2021, 37/37 lượt học sinh các đội tuyển của đoàn Việt Nam đều đạt giải, trong đó có 12 HCV, 13 HCB, 10 HCĐ và 2 Bằng khen. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được tổ chức nghiêm túc, bảo đảm khách quan, hiệu quả và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Trong năm học, cơ sở vật chất, thiết bị trường học tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị (ảnh chụp màm hình).

Trên cơ sở kết quả đạt được, năm học 2021 – 2022 ngành GD&ĐT tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, như: Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đổi mới quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT theo hướng phân cấp, phân quyền, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chuyển đổi trạng thái hoạt động của ngành thích ứng với dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài; tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Đại diện lãnh đạo TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao kết quả ngành giáo dục đạt được trong năm học 2020-2021 mặc dù chịu sự tác động của đại dịch COVID-19, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới liên quan đến việc biên chế giáo viên; vấn đề thu quản lý học phí; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; vấn đề phân luồng trong giáo dục…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục đã vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, ngành học và gửi đến các thầy, cô giáo, học sinh, sinh viên cả nước lời chúc mừng trước những thành quả mà ngành giáo dục đạt được trong năm học qua. Thủ tướng Chính phủ cũng ghi nhận và biểu dương sự tham gia trách nhiệm, nghĩa tình, chủ động của thầy, trò các trường học ngành y trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. (ảnh chụp màn hình).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân tích làm rõ thêm những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục, như: Việc thiếu giáo viên; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều; cơ sở vật chất ở nhiều trường học con thiếu và xuống cấp; việc quản lý sách giáo khoa còn nhiều bất cập; tình trạng dạy thêm, học thêm còn phổ biến… Đồng thời đề nghị ngành giáo dục tập trung xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch năm học 2021-2022 trước diễn biến của dịch COVID-19; tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, những “điểm yếu” của ngành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế phối hợp Bộ GD&ĐT tham mưu xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện tiêm vắc-xin phòng, ngừa COVID-19 cho học sinh bảo đảm an toàn cho các em khi học tập trung tại trường. Đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng hướng dẫn cụ thể việc dạy, học trực tuyến trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19; tiếp tục quan tâm đến mọi mặt hoạt động của học sinh cả trong sinh hoạt hằng ngày và trong học tập, rèn luyện nhằm bảo đảm mục tiêu “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng nhấn mạnh: Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chích sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhiệm kỳ 2021-2026, do đó ngành cần phải sớm hoàn thành chiến lược giáo dục, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới cho sự đột phá, phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, tập trung khắc phục những khó khăn, vướng mắc của ngành giáo dục. Thủ tướng Chính phủ giao các ban, bộ ngành chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ đầu tư, chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục trên tất cả các mặt hoạt động như quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, xây dựng đội ngũ nhà giáo, phân bổ giáo viên, xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy… nhằm đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên ngành giáo dục nêu cao tinh thần chống dịch. Đây vừa là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên để cùng với chính quyền các cấp, ngành chức năng sớm đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện hiệu quả mục tiêu “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên đề nghị ngành giáo dục và các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao. Trước mắt để chuẩn bị cho năm học mới 2021- 2022 đồng chí đề nghị Sở GD&ĐT ban hành ngay công văn chỉ đạo các trường học yêu cầu giáo viên, học sinh tự giác khai báo y tế nếu trở về từ huyện Nông Cống trong khoảng thời gian từ ngày 16-8-2021 đến nay.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến của Bộ GD&ĐT.

Yêu cầu tất cả các trường, lớp học phải có biên pháp phòng dịch tốt nhất, áp dụng nghiêm ngặt khuyến cáo “5K” của ngành y tế. Các nhà trường phải chuẩn bị tốt các điều kiện phòng, chống dịch như nơi rửa tay, khẩu trang, dung dịch khử khuẩn…; phòng học phải thông thoáng, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch và thực hiện đo thân nhiệt đối với tất cả học sinh và giáo viên khi đến trường, vào lớp học.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác kiểm tra cơ sơ vật chất trường lớp học trên địa bàn phục vụ cho năm hoc mới, trong đó lưu ý việc sửa chữa khắc phục ngay những hư hỏng nhỏ; làm tốt công tác vệ sinh lớp học, khuôn viên sân trường; bảo đảm thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” trong lớp học, trường học.

Đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT căn cứ tình hình thực tế của tỉnh đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện khai giảng năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế mỗi địa phương. Sở GD&ĐT khẩn trương xây dựng hướng dẫn việc dạy học và học trực tuyến trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19; cấp uỷ chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị tích cực vào cuộc quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]