(Baothanhhoa.vn) - Là đô thị hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch năng động của cả vùng Bắc Trung bộ, TP Thanh Hóa xác định phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững, hướng tới đô thị thông minh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Quyết tâm đưa TP Thanh Hóa bứt phá lên một tầm cao mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đứng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thành phố Thanh Hóa tạo dựng nền tảng thành phố thông minh

Là đô thị hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch năng động của cả vùng Bắc Trung bộ, TP Thanh Hóa xác định phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững, hướng tới đô thị thông minh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Quyết tâm đưa TP Thanh Hóa bứt phá lên một tầm cao mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đứng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”.

Thành phố Thanh Hóa tạo dựng nền tảng thành phố thông minh

Một góc TP Thanh Hóa. Ảnh: Phạm Nam

TP Thanh Hóa là địa phương có nhiều lợi thế để xây dựng đô thị thông minh. Trong đó, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) khá đồng bộ và hiện đại với nhiều tiện ích tiên tiến. Hệ thống mạng cable quang đã phủ khắp địa bàn thành phố, cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet và đường truyền số liệu có băng rộng với 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lớn là Viettel, VNPT và FPT. Hệ thống Internet công cộng miễn phí với gần 3.000 điểm truy cập từng bước được triển khai tại các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn. Số doanh nghiệp CNTT, viễn thông ngày càng tăng về số lượng, các sản phẩm CNTT, viễn thông có tính cạnh tranh cao. Việc ứng dụng CNTT, viễn thông trong xây dựng chính quyền điện tử được triển khai đồng bộ với 100% cán bộ, công chức từ thành phố đến các phường, xã có tài khoản và sử dụng thư điện tử công vụ làm việc trên môi trường mạng; 100% các chức danh trong hệ thống chính trị thực hiện ký số, sử dụng chứng thư số trong xử lý công việc. Thành phố cũng đã triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống trung tâm điều hành điện tử, phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy tờ Ecabin-Net liên thông từ thành phố đến các phường, xã. Hệ thống camera giám sát tại các tuyến phố và khu dân cư, các phần mềm quản lý y tế, giáo dục, dân cư được áp dụng và phát huy hiệu quả tích cực.

Xây dựng TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh dựa trên 4 trụ cột chính là quản trị, đời sống, môi trường và kinh tế. Bắt tay vào thực hiện, TP Thanh Hóa đã xác định lộ trình, bước đi phù hợp để tập trung nguồn lực triển khai một cách khoa học, hiệu quả. Giai đoạn 2020 – 2025, thành phố tập trung xây dựng kiến trúc ICT đô thị thông minh, bảo đảm về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật; xây dựng kho dữ liệu số, hình thành hệ thống dữ liệu mở; xây dựng và triển khai trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; xây dựng chính quyền số, hoàn chỉnh mô hình hệ sinh thái thông minh trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị và quản lý trật tự đô thị, giao thông, giáo dục, y tế thông minh... Giai đoạn 2025 – 2030, TP Thanh Hóa tiếp tục triển khai một số dịch vụ cơ bản về môi trường thông minh như giám sát chất lượng nước, không khí tại các điểm đông dân cư, khu công nghiệp; hoàn thiện kiến trúc ICT đô thị thông minh, tạo nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật, xử lý dữ liệu lớn; áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dịch vụ đô thị thông minh.

ÐĐể xây dựng TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh, tỉnh sẽ sớm hoàn thành quy hoạch chung TP Thanh Hóa đến năm 2040 phù hợp với phát triển đô thị thông minh, đồng thời ban hành “Đề án xây dựng TP Thanh Hóa trở thành thành phố thông minh” nhằm xây dựng một kiến trúc tổng thể của đô thị thông minh, trong đó xác định rõ nội dung, thứ tự ưu tiên các công việc, các dự án cần làm phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố trên các lĩnh vực giao thông, môi trường, an ninh - trật tự, y tế, giáo dục, các dịch vụ thiết yếu cho người dân. Đi liền với việc đẩy mạnh tuyên truyền để hình thành một bộ phận cư dân thông minh, tiến tới toàn dân thông minh, thành phố sẽ xây dựng một số khu đô thị thông minh như khu đô thị Hồ Thành, khu đô thị Hoằng Quang và Long Anh, khu đô thị trung tâm mới thành phố, khu đô thị sinh thái Hàm Rồng – Núi Đọ..., tạo bộ mặt mới cho thành phố. Cùng với sự chủ động, quyết tâm cao từ phía tỉnh và TP Thanh Hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết sẵn sàng đồng hành để hoàn chỉnh và triển khai thực hiện đề án. Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa về xây dựng đô thị thông minh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng khẳng định: Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, khung pháp lý và đưa TP Thanh Hóa vào danh sách thí điểm triển khai của cả nước, đồng thời sẽ xúc tiến đưa các nền tảng công nghệ mới vào thực hiện tại Thanh Hóa, giúp tỉnh và TP Thanh Hóa kết nối với các chuyên gia, các doanh nghiệp hàng đầu về CNTT trong nước và quốc tế.

Mục tiêu cao nhất của việc xây dựng thành phố thông minh là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trước sức ép đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Người dân chính là chủ thể thụ hưởng những tiện ích từ xây dựng thành phố thông minh. Thành phố chỉ thật sự thông minh khi có những công dân thông minh. Vì vậy, để xây dựng thành công thành phố thông minh, ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố, rất cần sự tham gia tích cực từ phía người dân trong quá trình triển khai thực hiện.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]