(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ rất quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh, chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đưa phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm để quan tâm chỉ đạo, tạo động lực mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi

Xác định phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ rất quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh, chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đưa phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm để quan tâm chỉ đạo, tạo động lực mới.

Quan tâm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi

Công nhân Nhà máy Chế biến gỗ xuất khẩu thuộc Công ty CP Công nghiệp gỗ Đông Dương tại xã Luận Thành (Thường Xuân) làm ván ép xuất khẩu.

Giai đoạn 2016-2020, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh, kinh tế - xã hội khu vực miền núi đã có bước phát triển khá, toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần người dân khu vực miền núi được cải thiện rõ rệt; công tác an sinh xã hội được đảm bảo, người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư và cải thiện một bước; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có chuyển biến tích cực; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) các huyện miền núi bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,8%, tăng 0,3% so với giai đoạn 2011-2015; quy mô kinh tế của các huyện miền núi năm 2020 đạt 36.896 tỷ đồng, chiếm 15,6% quy mô GRDP của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn các huyện miền núi giai đoạn 2016-2020 đạt 58.000 tỷ đồng, bình quân 11.580 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,3% tổng huy động vốn đầu tư toàn tỉnh trong cùng giai đoạn. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 257 dự án (7 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 35.030 tỷ đồng và 116 triệu USD, chiếm 15,1% tổng số dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trên toàn tỉnh. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng (năm 2016) lên 33,1 triệu đồng (năm 2020), bằng 76% thu nhập bình quân đầu người chung của tỉnh (của tỉnh là 43,5 triệu đồng)...

Tuy đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhưng do địa bàn khu vực miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, nhiều đồi núi cao, sông, suối có độ dốc lớn thường xuyên có lũ quét, lũ ống khi có mưa lớn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo chưa được thường xuyên...

Với mục tiêu nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả tỉnh. Đồng thời, quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu... Ban Thường vụ Tỉnh ủy đang tập trung chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi nhằm cụ thể hóa chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người/năm của khu vực miền núi tăng trên 2 lần so với năm 2020; 100% tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, đến trung tâm huyện đã hư hỏng xuống cấp được cải tạo; 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia... Về văn hóa - xã hội phấn đấu 100% lớp học được xây dựng kiên cố; nâng cao chất lượng lao động là người dân tộc thiểu số, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, số lao động được đào tạo việc làm bình quân đạt 20.000 người/năm... Quốc phòng - an ninh được bảo đảm; giữ vững biên cương Tổ quốc.

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, Tỉnh ủy đang chỉ đạo UBND tỉnh tập trung nghiên cứu để sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, giải quyết việc làm, giảm nghèo nhanh và bền vững. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc còn khó khăn. Phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch; phát triển hệ thống thông tin, truyền thống. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển; giữ gìn và củng cố tình hữu nghị đặc biệt với tỉnh Hủa Phăn - nước bạn Lào.

Với những định hướng đúng đắn và phát triển phù hợp với điều kiện địa lý của từng vùng, từng địa phương, tin tưởng rằng trong giai đoạn 2021-2025 khu vực miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa sẽ có nhiều đổi mới và khởi sắc, cùng với cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình đề ra, trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Nguyễn Minh


Bài và ảnh: Nguyễn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]