(Baothanhhoa.vn) - Tại hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức ngày 4-7-2020, T S Dương Đình Giám,  Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, đã có tham luận về phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh

Tại hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức ngày 4-7-2020, TS Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, đã có tham luận về phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh

TS Dương Đình Giám.

Định hướng phát triển chung cho Thanh Hóa thời gian tới là phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Tập trung phát triển mạnh các ngành lọc, hóa dầu (với trọng tâm là hóa dầu); cơ khí chế tạo; luyện kim; năng lượng... Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, đồng thời hướng tới xuất khẩu, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GRDP của Thanh Hóa đã tăng từ 22,3% (2011) lên 32,4% (2019) và dự kiến đạt mức 35% vào năm 2020. Đây được coi là mức cao (cả về tỷ lệ và tốc độ tăng) so với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung (đứng thứ hai sau Hà Tĩnh: 39,1%), nhưng chỉ tiêu này không phản ánh trình độ công nghiệp hóa của tỉnh so với các địa phương khác trong Vùng.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020

Thanh Hóa đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong toàn ngành, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo đúng định hướng. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp tăng khá; nhiều sản phẩm mới có giá trị cao đã xuất hiện, như: Ô tô tải các loại, điện thương phẩm, các sản phẩm lọc hóa dầu (xăng, dầu; khí hóa lỏng; polypropylene; benzene…), thép cán… Kết cấu hạ tầng công nghiệp từng bước được hoàn thiện, đã hình thành và đẩy mạnh hoạt động của Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) trên địa bàn, qua đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn (cả trong và ngoài nước); hình thành được những ngành công nghiệp quan trọng với một số sản phẩm mới làm tăng giá trị sản xuất của ngành.

Song bên cạnh đó, còn có những hạn chế là: Ngành công nghiệp tuy ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm tuy cao, nhưng số đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn ít; quy mô doanh nghiệp không lớn, trang bị tài sản cố định/1 lao động tuy không thấp, nhưng hiệu quả sử dụng thấp (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thấp). Một số công trình lớn đã được đưa vào hoạt động, nhưng do khó khăn về thị trường, nên chưa đạt được kế hoạch sản lượng đề ra. Năng suất lao động thấp, dẫn đến thu nhập của người lao động đạt thấp hơn mức bình quân chung (81%) của vùng duyên hải miền Trung và thấp xa (62,4%) so với mức bình quân chung của cả nước. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển ngành công nghiệp còn thiếu. Việc đầu tư, hoàn chỉnh hạ tầng cho các KCN, CCN còn nhiều khó khăn; đặc biệt là hạ tầng Khu Kinh tế Nghi Sơn. Chưa có các KCN dành riêng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Công tác thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại chưa được cải thiện đáng kể. CNHT chưa phát triển. Chưa tạo dựng và phát triển được các cụm liên kết ngành mà sản phẩm công nghiệp của Thanh Hóa là chủ đạo. Chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao để mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế địa phương. Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động xây dựng thương hiệu để phát triển và mở rộng thị trường của các sản phẩm chủ lực trên địa bàn còn nhiều bất cập.

Do đó, định hướng phát triểnchung cho Thanh Hóa thời gian tới cần: Phát triển công nghiệp trong một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển, nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh trong mạng lưới sản xuất vùng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng và cả nước. Ưu tiên phát triển các sản phẩm CNHT với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ; đồng thời hướng tới xuất khẩu, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, theo hướng: Trước mắt, đáp ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa (phục vụ các ngành lọc, hóa dầu, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến nông lâm sản…). Lâu dài, đáp ứng nhu cầu của vùng Bắc Trung bộ, nam đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, trong đó có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Định hướng phát triển một số ngành cụ thể:

Giai đoạn đến 2030: Tập trung phát triển mạnh các ngành: Lọc, hóa dầu (với trọng tâm là hóa dầu); Cơ khí chế tạo; Luyện kim; Năng lượng; Chế biến NSTP và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử...) và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ liên quan phục vụ các ngành này.

Trong đó:

Ngành Cơ khí, chế tạo: Cung cấp linh kiện, cụm linh kiện phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh, của vùng Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng sông Hồng. Trước mắt, sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, tập trung phục vụ cho Công ty TNHH Lọc, hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp các dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1 và 2 và Dự án điện mặt trời (Tĩnh Gia), Công ty CP Mía Đường Lam Sơn...và một số doanh nghiệp lớn khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, tạo điều kiện đổi mới công nghệ cho hệ thống máy cái của ngành cơ khí chế tạo máy, đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất các thiết bị đơn lẻ nhằm tiến tới đổi mới công nghệ sản xuất cụm thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ ngành chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, lâm sản. Về dài hạn, sẽ sử dụng thép chế tạo từ khu liên hợp gang thép Nghi Sơn để sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn và hướng đến phục vụ cho các nhà máy tại Tổ hợp các dự án nhiệt điện Nghi Sơn và dự án năng lượng mặt trời.

Ngành Dệt may - Da giày: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực nguyên liệu (sợi, vải, vải giả da), vật liệu và phụ liệu (như chỉ may, nút, nhãn mác, băng chun, đế giày…) phục vụ ngành dệt may - da giày, đảm bảo chủ động trong sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Phát triển CNHT ngành dệt may - da giày dựa trên cơ sở phân loại, chọn lọc dự án (chú trọng liên kết, phân công sản xuất giữa các địa phương vùng bắc Trung bộ và Nam đồng bằng sông Hồng), đảm bảo quy hoạch bố trí không gian lãnh thổ hợp lý để bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững và hiệu quả.

Ngành chế biến thực phẩm, chế biến gỗ: Tập trung phát triển các loại phụ liệu (keo dán gỗ, các loại sơn phủ bề mặt, các phụ kiện kim khí…) để giảm nhập khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ, phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhất là đối với các doanh nghiệp có nền sản xuất tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) nhằm nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp của ngành.

Công nghiệp phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp phục vụ ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững cho khu vực Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng sông Hồng. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có chất lượng cao; liên kết với các vùng nông nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm CNHT theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Giai đoạn sau năm 2030: Phát triển ngành lọc, hóa dầu (với trọng tâm là hóa dầu). Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo phục vụ cho các dự án nhiệt điện, điện mặt trời và các dự án trong Khu liên hợp gang thép Nghi Sơn. Phát triển các lĩnh vực mới: Từ sản phẩm hóa dầu (Công ty TNHH Lọc, hóa dầu Nghi Sơn) phát triển các loại nguyên liệu cho dệt may, da giày; vật tư nông nghiệp...

Những giải pháp để phát triển công nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp; Đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng cường liên kết trong phát triển.

Trong đó, để phát triển CNHT trong thời gian tới, Thanh Hóa cần sử dụng mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa chiến lược kéo và chiến lược đẩy; trong đó thiên về chiến lược kéo. Sử dụng các chính sách khuyến khích, ưu đãi (với các ràng buộc nhất định) để các doanh nghiệp lớn (nòng cốt) liên kết, phối hợp với các nhà cung cấp (CNHT) trong nước và trong tỉnh, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho các nhà cung cấp nội địa. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh có thể được lựa chọn để thực hiện chiến lược kéo (hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT), là Công ty TNHH Lọc, hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp các dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1 và 2, Dự án điện mặt trời (Tĩnh Gia), Công ty CP Mía Đường Lam Sơn…, kể cả các doanh nghiệp CNHT lớp trên, cung ứng sản phẩm cho các doanh nghiệp này. Chiến lược đẩy: Có các chính sách khuyến khích, nâng đỡ các DNNVV đầu tư phát triển CNHT, như các ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo, thông tin…

Về xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp: Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp sẽ là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương (bổ sung chức năng cho Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng). Trong đó, nhấn mạnh các chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực: (i) Hoạt động KHCN; (ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và (iii) Phát triển thị trường. Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, như Sở KHCN, Sở Lao động, Thương binh và xã hội… triển khai các hoạt động cụ thể về hoạt động khoa học công nghệ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hỗ trợ phát triển thị trường.

Về giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng cường liên kết trong phát triển: Thanh Hóa cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi trên cơ sở tận dụng các thế mạnh về hạ tầng công nghiệp (KKT Nghi Sơn, các khu, cụm CN) và phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp chính của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp: Trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn, đầu tàu về sản xuất thành phẩm. Các doanh nghiệp này vừa đóng vai trò cầu nối thu hút các doanh nghiệp CNHT, vừa tạo thêm động lực (thị trường) để CNHT phát triển. Phối hợp tốt với các tổ chức xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, Thương vụ của Việt Nam tại các nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Xây dựng và phát hành ấn phẩm về đầu tư, bao gồm các nội dung: Quảng bá các lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhất là về hệ thống các cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương cho vùng Duyên hải miền Trung và của tỉnh. Danh mục các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đăng tải các thông tin này trên các phương tiện truyền thông, trên website của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; gửi thông tin trực tiếp cho các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước… Thực hiện giải pháp về tăng cường liên kết phát triển, Thanh Hóa cần tập trung vào một số hoạt động cụ thể, gồm: xúc tiến đầu tư; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; cung cấp thông tin, phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp và CNHT của vùng Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng sông Hồng, phục vụ cho công tác dự báo. Liên kết, phối hợp thực hiện các dự án phát triển sản phẩm CNHT đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu, theo hướng: Doanh nghiệp mẹ đặt tại một trong các tỉnh, thành phố trong Vùng và các doanh nghiệp con (CNHT) đặt tại các địa phương khác để chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp công nghệ thích hợp cho nhau.

Lược trích ý kiến của TS Dương Đình Giám

Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương.

Hồng Hạnh – Minh Hiếu

Tin liên quan:

Hồng Hạnh – Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]