(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có trên 1.600 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là những hạt nhân quan trọng trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực tham gia cùng bộ đội biên phòng (BĐBP) vận động nhân dân tham gia tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong bảo vệ đường biên, mốc giới

Toàn tỉnh hiện có trên 1.600 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là những hạt nhân quan trọng trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực tham gia cùng bộ đội biên phòng (BĐBP) vận động nhân dân tham gia tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc...

Già làng Sung Văn Xia ở bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) thường xuyên cùng cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tuần tra bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới.

Già làng Phan Văn Xiết, dân tộc Dao ở bản Suốt Tút, xã Quang Chiểu (Mường Lát) năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng đã có trên 20 năm tình nguyện tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới. Hằng tuần, ông đi bộ 5 km đường rừng lên cột mốc 286 trên đỉnh Pom Dưới dọn dẹp, lau chùi cột mốc. Ngoài ra, ông cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quang Chiểu thường xuyên tuần tra bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân tộc, như: Không di cư tự do, truyền đạo trái phép, không xâm canh, xâm cư, chính sách về xóa đói, giảm nghèo, đào tạo cán bộ cho đồng bào các dân tộc, nhờ vậy, đồng bào các dân tộc luôn đồng hành cùng với đảng bộ, chính quyền và BĐBP trong cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, lạc hậu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chưa bao giờ nguôi ngoai trong ông. Vì thế, để tiếp nối nhiệm vụ thiêng liêng, già Xiết đã giao lại việc trông coi cột mốc cho 2 con trai là anh Phan Văn Cáu và Phan Văn San.

Còn nhiều gương mặt già làng tiêu biểu, như: Lâu Văn Hự, dân tộc Mông ở xã Quang Chiểu (Mường Lát); Vi Văn Dong ở bản Ho, xã Hiền Kiệt (Quan Hóa); Vi Văn Vinh ở xã Bát Mọt (Thường Xuân); Sung Văn Xia, bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn)...

Thượng tá Nguyễn Tài Điệu, Trưởng Ban vận động quần chúng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cho biết: Từ những năm 90 của thế kỷ trước, tỉnh ta đã có phong trào già làng, trưởng bản tự nguyện đăng ký bảo vệ đường biên, mốc giới. Lúc đầu chỉ có 3 già làng tự nguyện vận động con cháu trong gia đình tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới. Đến nay, 92 cột mốc đã được đăng ký tự quản (trong đó có 56 cột được các già làng đăng ký tham gia bảo vệ); 115 hộ, với 551 người đăng ký bảo vệ đường biên, cột mốc; 192 km đường biên giới dọc 39 bản giáp biên đã được 2.172 tổ đăng ký tự quản an ninh trật tự; 100% các thôn, bản khu vực biên giới có tổ hòa giải, phong trào xây dựng cụm thôn, bản không có tội phạm; phong trào tự quản đường biên, mốc giới được phát huy. Ngoài ra, lực lượng biên phòng phối hợp với các địa phương tuyến biên giới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới qua hệ thống loa truyền thanh; đặc biệt phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Qua đó, đồng bào cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị trong việc nắm địa bàn, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần giữ vững sự bình yên trên tuyến biên giới.


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]