(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 91 năm, ngày 25-6-1930, tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê, nay là khu phố Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), chi bộ Hàm Hạ - chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Đông Sơn được thành lập. Đây cũng là chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Sự ra đời của chi bộ Hàm Hạ là một tất yếu lịch sử khách quan, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp Nhân dân lao động của huyện Đông Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đã có một chính đảng Mác - xít của giai cấp vô sản lãnh đạo, vững bước tiến lên trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và quyền dân sinh, dân chủ của mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống, phấn đấu xây dựng Đông Sơn trở thành huyện kiểu mẫu

Cách đây 91 năm, ngày 25-6-1930, tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê, nay là khu phố Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), chi bộ Hàm Hạ - chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Đông Sơn được thành lập. Đây cũng là chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Sự ra đời của chi bộ Hàm Hạ là một tất yếu lịch sử khách quan, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp Nhân dân lao động của huyện Đông Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đã có một chính đảng Mác - xít của giai cấp vô sản lãnh đạo, vững bước tiến lên trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và quyền dân sinh, dân chủ của mình.

Phát huy truyền thống, phấn đấu xây dựng Đông Sơn trở thành huyện kiểu mẫu

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Phù Bình, xã Đông Ninh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ Hàm Hạ đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, tháng 8-1930, Tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Hàm Hạ và từ làng Hàm Hạ đã phát triển rộng khắp sang các làng, xã khác, với tôn chỉ là đoàn kết nông dân, đánh đổ thực dân phong kiến, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, chống quan lại địa phương cướp ruộng đất, công điền, công thổ, sách nhiễu nông dân. Với ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đối với phong trào cách mạng địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý cho Đảng bộ huyện Đông Sơn được lấy ngày 25-6-1930, ngày thành lập Chi bộ Hàm Hạ là ngày truyền thống Đảng bộ huyện Đông Sơn.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và Nhân dân huyện Đông Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, chủ động, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện; phương thức lãnh đạo của cấp ủy không ngừng được đổi mới, hiệu lực hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền đã thực hiện tốt phương châm “Đột phá - sáng tạo, trọng tâm - toàn diện, quyết liệt và hiệu quả” trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, tạo ra nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, huy động được sức mạnh của toàn xã hội. Đến nay, Đông Sơn là địa phương giữ vững được sự ổn định và có bước phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 18,2%, vượt kế hoạch đề ra; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân tăng 13%/năm. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 97,4%, đứng đầu tỉnh; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2, đứng đầu toàn tỉnh; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 94,67%. Cải cách thủ tục hành chính được tăng cường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng tiếp tục được quan tâm, không để xảy ra vụ việc nổi cộm, bức xúc kéo dài. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới và có chuyển biến tiến bộ. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND được nâng lên. MTTQ và các đoàn thể được củng cố về tổ chức, các phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn. Đã xây dựng được 932 mô hình tổ tự quản ở cộng đồng dân cư hoạt động tích cực, phát huy mạnh mẽ nội lực cơ sở, được các ban, ngành cấp tỉnh đánh giá là mô hình điển hình cần nghiên cứu để nhân rộng.

Đặc biệt, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu phát triển đồng đều lan tỏa trong toàn huyện. Cùng với các cơ chế, kích cầu của huyện, sự đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Từ năm 2020 đến nay, huyện Đông Sơn đã huy động được hơn 994 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó Nhân dân đóng góp 614,5 tỷ đồng. Toàn huyện xây dựng được hơn 60,16km đường giao thông nông thôn; xây dựng 34,12km rãnh thoát nước trong các khu dân cư; 89,47km tường rào thoáng. Các xã đã tổ chức phát động và duy trì phong trào vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường trục chính với chiều dài trên 30km; xây dựng 102 vườn mẫu có diện tích từ 300m2 trở lên. Đến thời điểm này, huyện Đông Sơn có 26 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Đông Văn là xã đầu tiên trong tỉnh được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2020.

91 năm xây dựng và trưởng thành; từ chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh, Đảng bộ huyện Đông Sơn thực sự là chỗ dựa, là niềm tin, là ngọn cờ tập hợp Nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Với niềm tự hào đó, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân huyện Đông Sơn càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nỗ lực khắc phục khó khăn, đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu đến năm 2025 xây dựng huyện Đông Sơn trở thành huyện kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Đức Thắng


Bài và ảnh: Đức Thắng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]