(Baothanhhoa.vn) - Cán bộ, công chức cần năng động, sáng tạo hơn, dám nghĩ, dám làm cũng như thay đổi lề lối, tác phong, thi đua thực hiện văn hóa công sở, là hai nội dung vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phải thay đổi lề lối, tác phong

Cán bộ, công chức cần năng động, sáng tạo hơn, dám nghĩ, dám làm cũng như thay đổi lề lối, tác phong, thi đua thực hiện văn hóa công sở, là hai nội dung vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập.

Phải thay đổi lề lối, tác phong

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở tổ chức ngày 19-5-2019, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh, văn hóa công sở không thể cân, đong, đo, đếm trực tiếp, mà được hình thành từ trong ý thức của từng người, tạo nên niềm tin giá trị, động lực thôi thúc cách ứng xử làm việc của mỗi cá nhân.

Chỉ một ngày sau, trong thư gửi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng đề nghị trên cương vị, trọng trách của mình, các đồng chí lãnh đạo động viên, khích lệ, phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và ý chí phấn đấu vươn lên của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong từng bộ, ngành, địa phương.

Bằng hai việc làm này cho thấy, Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng rằng với sự quyết tâm, nhiệt huyết, luôn trăn trở trước những vấn đề mới của đất nước, của từng cấp, từng ngành và những khó khăn, vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp đang mong chờ được xử lý, giải quyết, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sẽ phát huy hơn nữa trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Từ đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đặt vấn đề như thế đồng nghĩa với việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận diện rõ thời gian qua vấn đề văn hóa công sở và tinh thần, trách nhiệm trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vẫn còn những tồn tại. Việc xem nhẹ văn hóa công sở đang làm xấu đi hình ảnh cán bộ, công chức. Không dám nghĩ, ít dám làm khiến cho tính chuyên nghiệp, tinh thần tận hiến của cán bộ bị giảm sút.

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên việc chấp hành của cán bộ, công chức chưa cao. Không chỉ bê trễ, làm việc theo ý chí cá nhân, mà còn có sự nhũng nhiễu, tiêu cực. Tình trạng người dân phản ánh, kiến nghị về thái độ, trách nhiệm của cán bộ ngày một nhiều hơn, bức xúc hơn.

Cách đây 5 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án văn hóa công vụ với sự thay đổi mạnh mẽ từ hướng tiếp cận tới yêu cầu thực hiện. Mục tiêu là nâng cao văn hóa công vụ góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.

Trên cơ sở Đề án văn hóa công vụ cũng như kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ mới đây, mỗi cán bộ, công chức phải kiểm điểm lại mình để có sự thay đổi.

Đó có thể xem là mệnh lệnh chính trị để mỗi cán bộ, công chức tham gia tích cực hơn nữa vào việc xây dựng đất nước, xây dựng hình ảnh của mình.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]