(Baothanhhoa.vn) - Tôi, từ đang làm báo ở Hà Nội được tiếp nhận về công tác tại Báo Thanh Hóa - cơ quan ngôn luận của tỉnh nhà vào cuối năm 1975. Từng hoạt động báo chí trong bối cảnh miền Bắc XHCN vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ vừa tích cực sản xuất, chi viện cho miền Nam ruột thịt, nên khi về Báo Thanh Hóa tôi hòa nhập khá nhanh với anh chị em đồng nghiệp ở cơ quan báo địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những năm tháng không thể nào quên!

Tôi, từ đang làm báo ở Hà Nội được tiếp nhận về công tác tại Báo Thanh Hóa - cơ quan ngôn luận của tỉnh nhà vào cuối năm 1975. Từng hoạt động báo chí trong bối cảnh miền Bắc XHCN vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ vừa tích cực sản xuất, chi viện cho miền Nam ruột thịt, nên khi về Báo Thanh Hóa tôi hòa nhập khá nhanh với anh chị em đồng nghiệp ở cơ quan báo địa phương.

Phóng viên Báo Thanh Hóa tác nghiệp trên đảo Đá Thị (thuộc quần đảo Trường Sa) tháng 1-2018. Ảnh: pv

Lúc bấy giờ, cơ quan báo mới từ cơ sở sơ tán từ huyện Triệu Sơn về thị xã Thanh Hóa, làm việc trong mấy căn nhà cấp 4 cũ sập xệ chưa kịp sửa chữa. Bữa ăn hàng ngày của cán bộ, phóng viên, kể cả Tổng Biên tập, tại bếp ăn tập thể chỉ là những cục bột mì luộc, miếng cá khô và bát nước canh rau muống. Cả cơ quan chỉ có 1 cái máy ảnh cũ kỹ, một chiếc xe máy MZ cà tàng cho Ban Biên tập sử dụng, phóng viên phần lớn phải dùng xe đạp đi công tác... Nhưng tinh thần làm việc của anh chị em rất hăng say, không khí cuộc sống tập thể rất lạc quan, đoàn kết.

Đặc biệt, đọc qua tập báo lưu từ các năm trước, tôi phát hiện trong tòa soạn có không ít cây bút tài năng, xông xáo; trên mặt báo từ các bài xã luận, phóng sự điều tra, phát hiện tổng kết thực tiễn điển hình và tổ chức nhân rộng điển hình tiên tiến trên các mặt trận sản xuất, xây dựng Đảng, chiến đấu... khá dày đặc, thể hiện thế mạnh có truyền thống của tờ báo, cũng như trình độ tổ chức chỉ đạo của Ban Biên tập và sức sáng tạo, tinh thần bám sát cuộc sống ở cơ sở và phong trào cách mạng của quần chúng ở từng địa phương và trong cả tỉnh. Những năm sau Đại hội VI toàn quốc của Đảng (1986) và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (10-1986), triển khai thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, thế mạnh nói trên của Báo Thanh Hóa ngày càng nổi bật, nhất là tuyên truyền về thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới theo định hướng XHCN, về các mô hình mới, điển hình mới trong tổ chức sản xuất và cả quản lý trong các HTX nông nghiệp, HTX thủy sản, trong các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp... gắn với cuộc vận động xây dựng huyện mà Thọ Xuân là “huyện điểm” chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Và chính trong giai đoạn này, trong cơ quan Báo Thanh Hóa đã có nhiều cán bộ, phóng viên có tác phẩm được trao Giải báo chí quốc gia (6 lượt tác giả: Hoàng Vĩnh, Trần Hiệp, Lê Đỉnh, Nguyễn Văn Giá); tập thể Báo Thanh Hóa cùng với Báo Tiền Phong, Báo Phụ nữ Việt Nam cũng được tặng bằng khen và giải thưởng về tuyên truyền thực hiện “khoán 10” trong nông nghiệp.

Tôi gần 23 năm công tác liên tục tại Báo Thanh Hóa (từ năm 1975 đến năm 1997), trong đó có 12 năm làm Phó Tổng biên tập, 7 năm làm Tổng Biên tập (bên cạnh đó còn được cử kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh khóa I). Với trách nhiệm được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao và sự tín nhiệm của đồng nghiệp báo giới trong tỉnh, có thể nói, bằng những sự nỗ lực của bản thân, tôi đã không phụ lòng tin của Tỉnh ủy và đông đảo bạn bè, đồng nghiệp. Chính trong quãng thời gian này, tôi đã có cơ hội rèn luyện, trưởng thành thêm về nhiều mặt và có nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhất là khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao là Tổng Biên tập phụ trách cơ quan Báo Thanh Hóa (ngày 18-4-1988) sau đợt kiện toàn, củng cố tổ chức cơ quan báo theo tinh thần thực hiện Thông báo 74/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (ngày 18-3-1988) về kết luận kiểm tra một số vấn đề của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Lúc bấy giờ, tình hình tư tưởng và nội bộ cơ quan Báo Thanh Hóa diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng của sự mất đoàn kết kéo dài, sự chi phối của tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, bè phái,... có từ trước trong một số cán bộ chủ chốt chậm được khắc phục. Trong bối cảnh đó, nhiều nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản được đặt ra thực hiện để ổn định tư tưởng trong cơ quan, kiện toàn, đổi mới bộ máy tổ chức, cán bộ; động viên, phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ làm báo; đồng thời đảm bảo thực hiện tốt định hướng nội dung tờ báo theo yêu cầu của giai đoạn mới và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh. Nhân tố có tính quyết định thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ đó là sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tốt chức năng, vai trò của Ban Biên tập, sức chiến đấu của cấp ủy, của tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong cơ quan, trong đó vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu được đề cao. Từ đó, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của tờ báo ngày một tiến triển theo đề án đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc xuất bản báo được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đầu tư: Trụ sở làm việc mới của cơ quan báo được xây dựng khang trang hơn; nhà in chuyên dụng của báo với các trang thiết bị hiện đại được xây dựng và đưa vào hoạt động. Công tác tập hợp và chế độ, chính sách đối với cộng tác viên trên địa bàn miền núi được quan tâm và cải tiến. Số kỳ được nâng lên (từ 2 kỳ/tuần lên 3 kỳ/tuần từ đầu năm 1996)... Nội bộ cơ quan đoàn kết hơn, một số phóng viên trẻ, xuất sắc được cất nhấc đề bạt làm cán bộ cấp phòng hoặc được kết nạp Đảng... Với những chuyển biến tích cực đó, lần đầu tiên kể từ ngày thành lập báo, nhân kỷ niệm 30 năm ngày báo ra số đầu (20-3-1992), tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Hóa được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và với đà đó, 5 năm sau Báo Thanh Hóa được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (vào dịp 20-3-1997); 16 cán bộ, phóng viên, biên tập viên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, trong đó có 2 cán bộ 4 năm liền được tặng bằng khen và danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh...

Đến bây giờ, 56 năm xây dựng và phát triển Báo Thanh Hóa đã trôi qua. Báo Thanh Hóa đã và đang phát triển với quy mô và diện mạo mới. Nhiều cán bộ, phóng viên báo qua các thế hệ đã trưởng thành. Nhìn những gương mặt đội ngũ thế hệ cán bộ, phóng viên Báo Thanh Hóa hôm nay với những thành tố mới khá đồng bộ đã được tạo dựng, tin rằng Báo Thanh Hóa sẽ có những bước phát triển mới, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới!

Lương Vĩnh Lạng

Nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]