(Baothanhhoa.vn) - Sau thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Ra đời tháng 5-1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559. Con đường đã được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh và ngày 19-5-1959 trở thành Ngày truyền thống Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sau thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Ra đời tháng 5-1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559. Con đường đã được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh và ngày 19-5-1959 trở thành Ngày truyền thống Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tự hào Bộ đội Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)

Với khẩu hiệu hoạt động “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, các đơn vị của Bộ đội Trường Sơn đã hợp đồng tác chiến tốt. 16 năm làm nhiệm vụ chiến đấu, với tinh thần anh dũng, Bộ đội Trường Sơn trên tuyến đường mang tên Bác gồm có lực lượng cầu đường; lực lượng vận tải vận; lực lượng bộ binh; lực lượng phòng không; lực lượng giao liên; lực lượng thông tin; Bộ đội xăng dầu… Trong những năm tháng làm nhiệm vụ trên đường mang tên Bác, Bộ đội Trường Sơn luôn thực hiện tốt quyết định của Bộ Quốc phòng, của Đảng và Nhà nước và đánh bại âm mưu, ngăn chặn mọi thủ đoạn của địch bằng không quân, bộ binh. Thực hiện thắng lợi chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1970 - 1971; chiến dịch giải phóng Quảng Trị xuân hè năm 1972.

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cầu treo bắc qua sông Ta Lê - đường 20 do Tiểu đoàn công binh 33 xây dựng. Chiếc cầu tồn tại 6 năm đã giúp hàng ngàn chuyến xe vượt qua sông an toàn ra mặt trận. (Ảnh tư liệu)

Sau 16 năm hoạt động lập nhiều chiến công vang dội, đến ngày 7- 4-1975 Bộ đội Trường Sơn nhận được điện hỏa tốc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Thần tốc, thần tốc hơn nữa - táo bạo hơn nữa - tranh thủ từng giờ, từng phút - xốc tới mặt trận, giải phóng Miền Nam - quyết chiến và toàn thắng”. Mệnh lệnh thiêng liêng này nhanh chóng được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Trường Sơn phổ biến tới các đơn vị. Cả Trường Sơn sục sôi không khí của ngày hội lớn tiến đến ngày toàn thắng với ý chí quyết tâm cao tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Các chiến sĩ Trung đoàn 79 - đơn vị đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9-1961. (Ảnh tư liệu)

Ngày 26-3-1975 Bộ đội Trường Sơn đã tập trung 1.000 xe vận chuyển vũ khí lương thực từ Vĩnh Linh vào Đồng Xoài tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Mười ngày đầu tháng 4- 1975 đã chở bằng xe đưa các lực lượng vũ trang của Sư đoàn 10, Sư 320A, Sư 316 vào Lộc Ninh - Đồng Xoài để chiến đấu an toàn tuyệt đối, đúng thời gian quy định. Sư đoàn 471 Trường Sơn tiếp tục vận chuyển 6.100 tấn đạn từ các kho KG4 ở Xê Xụ, Buôn Mê Thuật vào tận kho của Bộ Chỉ huy chiến dịch - làm nhiệm vụ cơ động các đơn vị chủ lực theo các trục đường Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bến Cát, Lò Gò, Chơn Thành v.v… Bộ đội Trường Sơn đã huy động 669 xe của các đơn vị, dàn đội hình từ chân phía nam đèo Hải Vân đến sân bay Đà Nẵng để chở quân của Quân đoàn 2 vào tham gia chiến dịch. Trên Quốc lộ 1, nhiều chiếc cầu quan trọng bị địch đánh phá hư hỏng. Bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng sửa cầu và đảm bảo giao thông chặng đường dài 1.000 km từ Đà Nẵng vào Xuân Lộc - đường 14. Các đơn vị Trường Sơn đã làm mới được 96 cầu với chiều dài 3.300 mét để đảm bảo thông đường cho xe chi viện vũ khí vào chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Với những đóng góp quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, năm 2019, Hội Truyền thống Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch nước tặng Huân Chương lao động hạng Ba.

Cuộc chiến đấu của quân đội ta trong đó có Bộ đội Trường Sơn với đế quốc Mỹ diễn ra đầy cam go, ác liệt. Chiếc xe mang biển số CE 1283 của chiến sỹ Trường Sơn Đinh Quang Lựa thuộc Sư đoàn 571 vinh dự được đại diện cho hàng chục ngàn cán bộ chiến sỹ Trường Sơn có mặt đầu tiên trong đội hình đột kích thọc sâu tiến vào dinh Độc Lập. Cũng sáng ngày 30-4-1975 các tiểu đoàn 66, 67 cơ động của Sư đoàn 325 và Sư đoàn 7 đánh chiếm khu Bộ tư lệnh binh chủng của ngụy quân Sài Gòn. Đúng 11h30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập, báo tin vui cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã tới đích toàn thắng. Bộ đội Trường Sơn có 3 xe bị cháy, 8 xe bị hỏng nặng và một số cán bộ, chiến sỹ lái xe hy sinh và bị thương, nhưng đã góp phần lớn vào Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bằng nỗ lực cao độ của mình, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn tạo nên sức cơ động cao, khả năng đột kích mạnh của các binh đoàn chủ lực, những “quả đấm” chiến lược của lực lượng vũ trang ta làm cho đế quốc Mỹ hoảng sợ.

Những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tình đồng chí, đồng đội Trường Sơn năm xưa vẫn nồng thắm.

Trong ngày diễu binh ngày toàn thắng của dân tộc tại Sài Gòn sáng ngày 15-5-1975, hàng trăm “tuấn mã” Trường Sơn mang ký hiệu TS1 - F2 của Sư đoàn 471 ô tô vận tải và 6 Sư đoàn của Bộ đội Trường Sơn đã được huy động để tham gia chiến dịch lịch sử, kết thúc sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, thu non sông về một mối. Mười sáu năm (19-5-1959 – 19-5-1975) Bộ đội Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lựng vũ trang nhân dân; tặng Huân chương Hồ Chí Minh; 82 đơn vị và 47 cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ được tăng danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ. Năm 1999 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng cao quý.

Lê Đức Phán


Lê Đức Phán

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]