(Baothanhhoa.vn) - Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đặt tên cho những chiến sĩ mang quân hàm xanh: “Quân đội Nhân dân”. Với ý nghĩa “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, vì Nhân dân phục vụ”, tên gọi “Quân đội Nhân dân” thể hiện đây là đội quân có nguồn gốc Nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự hy sinh của các anh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, cũng đều xứng đáng là những Anh hùng của Nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những Anh hùng của Nhân dân

Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đặt tên cho những chiến sĩ mang quân hàm xanh: “Quân đội Nhân dân”. Với ý nghĩa “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, vì Nhân dân phục vụ”, tên gọi “Quân đội Nhân dân” thể hiện đây là đội quân có nguồn gốc Nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự hy sinh của các anh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, cũng đều xứng đáng là những Anh hùng của Nhân dân.

Những Anh hùng của Nhân dân

Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 nỗ lực tham gia cứu hộ tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Ảnh: P.V

Trong đợt mưa lũ tại miền Trung vừa qua đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ. Họ là lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của Nhân dân. Sự hy sinh mất mát ấy là tổn thất nặng nề, và vô cùng đau xót. Trong số hàng chục cán bộ, chiến sĩ hy sinh ấy, có những người con quê hương Thanh Hóa đã đóng góp một phần công sức, xương máu của mình vì sự bình yên của Tổ quốc, vì sự phát triển của quê hương.

Hồi tưởng lại cách đây hơn hai tháng, chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng, không tin đó là sự thật. Ngày 11-10-2020, Đại tá Hoàng Mai Vui, phó trưởng Phòng Xe máy, Cục Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, tình nguyện tham gia đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 vào tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn. Đoàn có 21 người, gồm cán bộ quân đội và cán bộ địa phương, do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 làm trưởng đoàn. Một ngày sau đó, đoàn xuất phát từ thị trấn Phong Điền vào Thủy điện Rào Trăng 3. Trong tình thương, sự sẻ chia, lo lắng cho đồng bào đang gặp nạn, các anh đã không quản ngại mưa gió, băng rừng, vượt lũ nhanh chóng tiếp cận để đưa Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trên đường hành quân đến Thủy điện Rào Trăng 3 cứu hộ, cứu nạn, anh cùng 12 đồng đội đã anh dũng hy sinh.

Những Anh hùng của Nhân dân

Thượng tá Hoàng Mai Vui (ngoài cùng bên trái, khi còn sống) kiểm tra phương tiện kỹ thuật tại Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Bộ CHQS tỉnh

Đại tá Hoàng Mai Vui sinh ra tại xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich, anh được điều động về nhận công tác tại Quân đoàn 3, rồi về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa. Sau đó được bổ nhiệm làm phó trưởng Phòng Xe máy, Cục Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Các đồng chí, đồng đội cùng công tác với anh đều có cảm nhận anh là một sĩ quan có bản lĩnh, luôn khắc phục khó khăn, tích cực tham mưu đưa công tác kỹ thuật ngành xe - máy của lực lượng vũ trang đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Anh luôn xung phong đảm nhận các nhiệm vụ và đi đến những địa bàn khó khăn, dám làm, dám chịu trách nhiệm, là một quân nhân hết mình vì nhiệm vụ. Còn với bà con khu phố, anh là người sống chan hòa, được bà con lối xóm ai cũng yêu quý. Anh ra đi khi con trai đầu vừa đậu Học viện Y dược cổ truyền, con trai thứ hai của anh vừa đậu vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Các con anh chưa kịp trưởng thành và lời hứa của anh với người vợ, người mẹ già gần 90 tuổi vẫn còn dang dở...

Sau sự ra đi của Đại tá Hoàng Mai Vui, quê hương thôn 1, xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa) lại nghe hung tin Thượng tá Lê Văn Quế là 1 trong 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337, Quân khu 4, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, khiến gia đình, người thân không nén được nỗi xót xa. Khoảng 1 giờ sáng ngày 18-10-2020, một phần quả núi bất ngờ sạt lở, đổ xuống các gian nhà ở của Đoàn KT-QP 337 tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị khiến 22 người bị vùi lấp. Trong số đó có 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ. Các quân nhân này vừa thực hiện nhiệm vụ tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân xã Hướng Việt bị mất liên lạc khi đi làm rẫy về. Trong số 22 người bị vùi lấp có Đại tá Lê Văn Quế. Tháng 9-1990, anh Lê Văn Quế lên đường nhập ngũ rồi tiếp tục theo học để tiếp nối con đường quân sự chuyên nghiệp. Anh được giao giữ chức vụ chủ nhiệm hậu cần của Đoàn KT-QP 337, Quân khu 4. Trong quá trình công tác, anh đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, với tinh thần tất cả vì Nhân dân, vì Tổ quốc. Là con trai cả trong gia đình có 5 anh em, từ nhỏ anh là một người anh mẫu mực và hiền lành, vừa chăm học vừa phụ giúp bố mẹ dạy bảo các em. Anh ra đi để lại người vợ tần tảo, chịu thương, chịu khó và các con anh đang tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi học. Noi gương anh, người con trai thứ 2 cũng đang nối tiếp con đường của bố đã chọn.

Mất mát chưa qua, nỗi đau lại tới. Người dân Thanh Hóa cũng như con em quê hương xã Định Tăng (Yên Định) lại thêm một lần quặn thắt khi nghe tin Đại úy Lê Đức Thiện - nhân viên quản lý Phòng Tham mưu kế hoạch, Đoàn KT-QP 337, Quân khu 4 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt, cũng ngày 18-10 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Anh Thiện sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 5 người con, anh là con trai thứ 2. Sau khi học xong THPT, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh không vào đại học mà ở lại quê hương sản xuất, giúp đỡ bố mẹ và tạo điều kiện cho các em ăn học. Năm 1999, anh lên đường nhập ngũ, sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh được đi học và trở thành quân nhân chuyên nghiệp công tác tại Ban Hành chính, Phòng Tham mưu kế hoạch Đoàn KT-QP 337, đóng quân trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Là người con hiếu thảo và hết mình chăm lo cho cuộc sống của các em, vì vậy đến nay các em của anh đều có công ăn, việc làm ổn định. Còn bố mẹ anh tuổi đã cao, lại đau ốm luôn, chỉ mong anh sớm yên bề gia thất, nhưng mong mỏi đó mãi mãi không thực hiện được.

Thanh Hóa hiện có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại các đơn vị lực lượng vũ trang ở tỉnh ngoài, nơi biên cương, vùng hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Dù trên cương vị nào, công tác ở nơi đâu, những người chiến sĩ mang quân hàm xanh vẫn luôn trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Trong hoàn cảnh khi có thiên tai, mưa lũ xảy ra, các anh đã quả cảm, sẵn sàng ứng phó giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa vượt qua cơn hoạn nạn. Sự hy sinh ấy là biểu tượng cao đẹp sáng ngời của truyền thống dân tộc, của tinh thần dũng cảm, hết lòng vì nước, vì dân. Điều ấy càng góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống vẻ vang của quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự ra đi của các anh là mất mát lớn, gia đình mất đi một người con hiếu nghĩa, khu phố mất đi một công dân gương mẫu, đơn vị mất đi một đồng chí tài, đức vẹn toàn. Tổ quốc đã ghi công các anh - những Anh hùng của Nhân dân. Giờ đây, mong hương hồn các anh được siêu thoát và yên nghỉ, để đất Mẹ ôm trọn các anh vào lòng, trong niềm yêu mến cảm phục, tình yêu thương và sự tiếc nuối của tất cả mọi người...

Nguyễn Ngọc


Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]