(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã được các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nêu cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền thông qua giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong thời gian qua, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã được các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thực hiện giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Neo, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn sản xuất, kinh doanh những mặt hàng mất vệ sinh ATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, HĐND tỉnh đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề về việc chấp hành vệ sinh ATTP tại các sở, ngành và các huyện trên địa bàn tỉnh.

Khi tiến hành giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh thường tập trung vào kiểm tra công tác tuyên truyền của các ngành, các cấp xem công tác tổ chức có đa dạng, hình thức tuyên truyền có đến được với nhân dân hay không. Cùng với đó, giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh... Theo báo cáo của Sở Công Thương, từ năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 52 đơn vị với 70 địa điểm sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tập huấn, kiểm tra và xác nhận kiến thức ATTP cho 493 cá nhân thuộc 55 đơn vị. Xây dựng 5 mô hình chợ ATTP cấp tỉnh, hướng dẫn xây dựng mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, chợ an toàn tại các huyện, thị xã, thành phố. Việc phối hợp với UBND cấp huyện, các ngành chức năng trong công tác xử lý vi phạm hành chính về ATTP được chú trọng. Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương đã tiến hành kiểm tra, xử lý 1.205 vụ vi phạm về ATTP; xử phạt vi phạm hành chính gần 4 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, UBND huyện Thọ Xuân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn kiến thức ATTP và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về vệ sinh ATTP; đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn... Đến nay, huyện đã xây dựng được 5 cửa hàng ATTP, 3 chuỗi lúa gạo, 6 chuỗi rau quả và 12 chuỗi thịt bảo đảm vệ sinh ATTP; 23 cơ sở giết mổ được công nhận ATTP, 7 chợ có khu bán hàng thực phẩm do Dự án Lifsap đầu tư, 15 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý và 20 bếp ăn tập thể được công nhận bảo đảm ATTP... Từ đầu năm 2018 đến nay, đã kiểm tra 1.399 lượt cơ sở, phát hiện xử lý vi phạm 67 cơ sở, trong đó phạt tiền 45 cơ sở với số tiền hơn 79 triệu đồng, còn lại là xử phạt cảnh cáo.

Thông qua các cuộc giám sát chuyên đề về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh ATTP của Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho thấy việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến. Sự vào cuộc của các ngành, các cấp trong công tác kiểm tra, phổ biến, tuyên truyền pháp luật đã bước đầu tạo những hiệu ứng tích cực đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông qua giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã chỉ ra những mặt hạn chế đó là: Công tác tuyên truyền về ATTP còn hạn chế, có thực hiện nhưng chưa duy trì thường xuyên (thực hiện trong các đợt cao điểm). Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm của một số chủ cơ sở giết mổ, sử dụng thuốc trong bảo quản nông sản, thủy sản, chế biến và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh, buôn bán thực phẩm, hàng ăn uống... chưa cao, chưa thực hiện nghiêm túc các quy định. Công tác quản lý vệ sinh ATTP ở các chợ trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng. Việc phối hợp quản lý về công tác ATTP giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tiến độ xây dựng các mô hình chợ ATTP và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn còn chậm...

Trước tình hình vệ sinh ATTP vẫn diễn biến phức tạp, để tạo sự chuyển biến, cải thiện cơ bản trong công tác chấp hành quy định của pháp luật về ATTP rất cần sự nỗ lực, vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, tiếp tục tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi hành vi của người trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng trong việc chấp hành các quy định pháp luật về vệ sinh ATTP nhằm bảo đảm sức khỏe cho con người.


Bài và ảnh: Nguyễn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]