(Baothanhhoa.vn) - Nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội khóa XIV tiếp tục ghi dấu ấn đậm nét không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của cơ quan quyền lực Nhà nước. Trên các phương diện công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài cuối): Quốc hội khóa XIV - một nhiệm kỳ thành công trên mọi phương diện

Nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội khóa XIV tiếp tục ghi dấu ấn đậm nét không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của cơ quan quyền lực Nhà nước. Trên các phương diện công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài cuối): Quốc hội khóa XIV - một nhiệm kỳ thành công trên mọi phương diệnĐồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: P.V

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, cho rằng nhìn chung các kỳ họp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã mang được hơi thở từ thực tiễn cuộc sống vào tới Nghị trường Quốc hội. Mỗi kỳ họp đều thông qua được một số lượng lớn các luật, nghị quyết rất kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Rất nhiều vấn đề thời sự, vấn đề thực tiễn được đặt ra và được đại biểu tranh luận sôi nổi tại các phiên thảo luận.

Đặc biệt trên lĩnh vực lập pháp, các kỳ họp của Quốc hội khóa XIV đã đưa ra bàn thảo nhiều vấn đề xã hội quan tâm, nhiều bất cập của các luật xây dựng trước đó được thảo luận để sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Từ năm 2016 đến cuối năm 2020, Quốc hội đã xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới với khoảng 80 đạo luật được thông qua, chất lượng ngày càng nâng cao, như: Bộ luật Lao động 2019, Luật Thi hành án hình sự 2019, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư đối tác công tư, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... Quốc hội đã tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp, việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội cả nhiệm kỳ và hằng năm đã bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp; bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chủ động cho các cơ quan trong việc đề xuất, xây dựng và trình các dự án luật, pháp lệnh... Các đạo luật được thông qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phòng chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí..., đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Bên cạnh thành tựu trong hoạt động lập pháp, Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng quyết định việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã quyết định và thông qua các nghị quyết về tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016–2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016–2020..., đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính, đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quốc hội cũng đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017–2020; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh... Trong đó có những chính sách đột phá, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ tình hình thực tiễn, Quốc hội kịp thời quyết định các chính sách linh hoạt. Nhất là trong bối cảnh tình hình diễn biến có nhiều khó khăn, Quốc hội đã có những quyết sách đồng bộ để ứng phó kịp thời; thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thận trọng; quyết định giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả; quyết liệt bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi và tạo đà tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, được đông đảo cử tri hoan nghênh.

Trong nhiệm kỳ khóa XIV, công tác giám sát của Quốc hội ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề xã hội đặt ra. Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao những nội dung quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và Nhân dân cả nước như: giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011–2016”, giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011–2016”..., trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về các nội dung trên, đề ra các nhóm giải pháp tổng thể đối với Chính phủ và các bộ, ngành nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, tạo nên những chuyển biến tích cực và cũng là cơ sở để Quốc hội tiếp tục giám sát nội dung này trong thời gian tới. Quốc hội cũng đã đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các kỳ họp.

Tinh thần dân chủ trong các phiên chất vấn ngày càng được thể hiện đậm nét. Các ĐBQH đã thể hiện sâu sắc trách nhiệm của mình, nói lên những tiếng nói tâm huyết, những nguyện vọng chính đáng của cử tri đến nghị trường. Mỗi phát biểu của ĐBQH trên diễn đàn đều xuất phát từ đời sống, lấy mục tiêu lo việc của dân để bàn thảo và quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước. Nội dung chất vấn rất đa dạng, bao phủ nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phần chất vấn và trả lời chất vấn, các bộ trưởng đã rất thẳng thắn, tranh luận đầy tính thuyết phục. Các phiên họp của Quốc hội được truyền hình trực tiếp đã thu hút được sự quan tâm, theo dõi, giám sát của đông đảo cử tri Nhân dân cả nước, thu hẹp khoảng cách giữa nghị trường với Nhân dân.

Dấu ấn về sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của Quốc hội còn được thể hiện ở đổi mới về công nghệ thông tin. Hướng tới xây dựng Quốc hội điện tử, năm 2019 lần đầu tiên Quốc hội áp dụng công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo trong việc điều hành kỳ họp. Sau khi thí điểm tại Kỳ họp thứ 7, đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thực hiện việc chuyển tất cả file âm thanh thành chữ chạy trên màn hình của chủ tọa, giúp cho việc điều hành chính xác hơn. Kỳ họp thứ 9 đánh dấu một điểm nhấn quan trọng nữa trong lịch sử hoạt động của Quốc hội. Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên kỳ họp Quốc hội được chia thành 2 đợt, họp trực tuyến và họp tập trung. Quốc hội đã ứng dụng công nghệ thông tin để họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kỳ họp 10 cũng tiếp tục duy trì hình thức này. Sự đổi mới hoạt động của Quốc hội đã khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quốc hội cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân và đất nước.

Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội ngày càng được mở rộng, bằng việc tổ chức thành công Đại hội đồng lần thứ 41 Hội đồng Liên nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á (AIPA), đã tiếp tục nâng tầm vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đóng góp vào thành công của Quốc hội khóa XIV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm người đại biểu của Nhân dân; tích cực tham gia vào các chương trình nghị sự của Quốc hội, đề cao trách nhiệm của mình trong hoạt động lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị - xã hội để phản ánh đến Quốc hội, Chính phủ. Những đóng góp của ĐBQH tỉnh đã được các cấp, ngành và Nhân dân ghi nhận.

Trước những đòi hỏi khách quan và yêu cầu đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh không ngừng nâng cao năng lực trên các lĩnh vực hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định, nhất là trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, trong công tác tham gia xây dựng pháp luật, trong hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, thường xuyên nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương để góp ý và là cơ sở tham gia trong việc hoạch định chương trình kinh tế - xã hội của cả nước.

Bằng việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, Quốc hội khóa XIV, các ĐBQH đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, ghi dấu ấn thành công trên các phương diện, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, nơi gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng của Nhân dân cả nước, luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.

Việt Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]