(Baothanhhoa.vn) - Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh đạt 35%, tỷ lệ đô thị hóa của TP Thanh Hóa đạt 96,3%, những năm qua, TP Thanh Hóa đã tiến hành rà soát các tiêu chí và lựa chọn 10 xã ngoại thành để thành lập thêm 10 phường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lộ trình đưa 10 xã lên phường

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh đạt 35%, tỷ lệ đô thị hóa của TP Thanh Hóa đạt 96,3%, những năm qua, TP Thanh Hóa đã tiến hành rà soát các tiêu chí và lựa chọn 10 xã ngoại thành để thành lập thêm 10 phường.

Lộ trình đưa 10 xã lên phường

Thôn Phố Môi, xã Quảng Tâm phát triển đồng bộ, khang trang.

Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Thanh Hóa theo Nghị định số 37-CP ngày 1-5-1994 của Chính phủ. Từ năm 1994 đến năm 2013, TP Thanh Hóa đã nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập thêm nhiều xã, thị trấn của các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa. Tháng 4-2014, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại I. Nhiều năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, nhân dân TP Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đưa thành phố trở thành một trong những đô thị có quy mô lớn và hạ tầng hiện đại hàng đầu khu vực phía Bắc.

Để thành phố phát triển nhanh và toàn diện hơn nữa, TP Thanh Hóa đã chọn 10 xã là Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Thịnh, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Đông Tân, Đông Lĩnh và Long Anh để thành lập phường. Đây là những xã giáp ranh trực tiếp với khu vực nội thành, chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa cao. Trên địa bàn các xã này đã và đang diễn ra quá trình dịch chuyển dân cư từ khu vực nội thành ra sinh sống, từng bước hình thành lối sống đô thị. Dân cư ở đây cũng chuyển dần sang sinh sống bằng các ngành nghề kinh doanh, thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16-1-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, UBND tỉnh đã từng bước lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cơ bản phủ kín diện tích của 10 xã này. Vì thế, 10 xã được chọn thành lập phường đã bảo đảm các tiêu chí đô thị loại I.

Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, hiện nay TP Thanh Hóa còn 34 phường, xã (gồm 20 phường và 14 xã), tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 ước đạt 96,3%. Sau khi thành lập thêm 10 phường, TP Thanh Hóa sẽ có 30 phường và 4 xã, bảo đảm cơ cấu nội, ngoại thành trong tương lai. Qua đánh giá hiện trạng và rà soát các tiêu chí thành lập phường ở 10 xã được chọn, có 5 xã đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số là Quảng Phú, Quảng Cát, Thiệu Dương, Đông Lĩnh, Long Anh; 5 xã đạt trên 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên nhưng vượt tiêu chuẩn về quy mô dân số là Quảng Đông, Quảng Thịnh, Quảng Tâm, Thiệu Khánh và Đông Tân. Việc thành lập các phường trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các địa phương theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thành kinh tế đô thị gắn với dịch vụ, thương mại, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế... cũng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng phường văn minh đô thị, đời sống tinh thần và phúc lợi của người dân được tốt hơn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hưởng đầy đủ cơ chế ưu đãi theo quy định. Việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ cấp xã thành phường cũng sẽ góp phần đổi mới phương thức quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở theo hướng đô thị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sau khi trở thành phường, việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển cũng có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện để các phường đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đề án thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa đã được HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua tại Kỳ họp thứ 13 vừa qua. Đây là cơ hội để các phường nói riêng, TP Thanh Hóa nói chung phát triển nhanh và toàn diện hơn, xứng tầm là đô thị hạt nhân, là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vì thế, sau khi thành lập phường, các địa phương cần tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế; đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị để có giải pháp khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu và khai thác các thế mạnh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phát triển không gian đô thị theo đúng quy hoạch, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng nhu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Đối với người dân, việc xây dựng xã lên phường là một tín hiệu vui, hứa hẹn mở ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế theo hướng đô thị. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích các gia đình đầu tư, mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ..., các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để đổi mới tư duy, nếp nghĩ của người dân nhằm xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Bài và ảnh: Thu Vui


Bài Và Ảnh: Thu Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]