(Baothanhhoa.vn) - Trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, bên cạnh các nguồn lực vật chất và con người, thì sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của mọi tầng lớp Nhân dân, được xem là những yếu tố then chốt. Song, để giữ vững “thành trì” chống dịch trong bối cảnh dịch, bệnh đặc biệt phức tạp như lúc này, đòi hỏi các giải pháp quyết liệt hơn và có tính răn đe cao hơn.

Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch

Trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, bên cạnh các nguồn lực vật chất và con người, thì sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của mọi tầng lớp Nhân dân, được xem là những yếu tố then chốt. Song, để giữ vững “thành trì” chống dịch trong bối cảnh dịch, bệnh đặc biệt phức tạp như lúc này, đòi hỏi các giải pháp quyết liệt hơn và có tính răn đe cao hơn.

Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch

Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo công tác truy vết, khoanh vùng liên quan đến ca mắc COVID-19 ghi nhận tại xã Quảng Lưu, Quảng Xương tối 6-8.

Xử lý nghiêm để răn đe

Nếu như ở giai đoạn đầu của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, việc nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân hay ở một số địa phương, đơn vị liên quan, ở một chừng mực nào đó, có thể được châm chước. Song, dịch bệnh đã kéo dài gần 2 năm, mà sức tàn phá ghê gớm của nó đối với kinh tế - xã hội cũng như sinh mạng con người, đã là hệ quả nhãn tiền và chưa có hồi kết. Chính vì vậy, mọi sự chủ quan, lơ là và mọi hành vi đi ngược lại các quy định phòng chống, dịch lúc này cần phải lên án gay gắt và xử lý nghiêm khắc để răn đe. Theo đó, việc sử dụng các công cụ pháp lý được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi của mỗi người để ứng phó hiệu quả với đại dịch toàn cầu này.

Cách đây chưa lâu, ngày 6-8-2021 có 1 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại thôn Hiền Tây, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương. Bệnh nhân là lái xe container cho Công ty Quang Minh, ở tỉnh Bình Dương. Sau khi trở về địa phương, người này đã không tuân thủ các quy định về khai báo y tế, cách ly y tế, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và có biểu hiện khai báo lịch trình di chuyển thiếu trung thực... gây nguy cơ lây lan dịch, bệnh COVID-19 ra cộng đồng. Trước hành vi thiếu ý thức, trách nhiệm của bệnh nhân trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quảng Xương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động về an toàn ở nơi đông người”, xảy ra tại thôn Hiền Tây, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương theo Điều 295 Bộ luật hình sự.

Trước đó, ngày 10-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn đã tiến hành khởi tố vụ án “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” tại xã Nghi Sơn. Bệnh nhân 26025 (ở xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn) làm việc tại phường 2, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Ngày 1-7-2021, bệnh nhân đi trên chuyến bay VN1274, từ Sân bay Tân Sơn Nhất về Sân bay Thọ Xuân lúc 13h, rồi đi xe taxi về nhà. Sau khi khai báo y tế, bệnh nhân được yêu cầu cách ly tại nhà. Tuy nhiên, người này đã không chấp hành các quy định cách ly mà vẫn đi lại, tiếp xúc với nhiều người, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Tương tự, ngày 23-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ngọc Lặc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”, được quy định tại khoản 1, Điều 240 Bộ Luật hình sự đối với bệnh nhân COVID-19 (BN 4694) ở thôn Minh Ngọc, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc. Bệnh nhân 4694 trở về từ vùng dịch tỉnh Bắc Giang ngày 17-5, có lịch trình di chuyển phức tạp và không chấp hành các quy định cách ly tại nhà.

Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch

Liên quan đến BN 4694, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ngọc Lặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra tại địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày 17-5-2021.

Cùng với việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và ảnh hưởng đến an ninh - trật tự, thì những cá nhân không tuân thủ các quy định phòng chống, dịch cũng cần phải xử lý nghiêm.

Theo số liệu tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh, tính từ ngày 27-4 đến 29-8-2021, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã xử phạt 1.647 trường hợp với tổng số tiền 2,708 tỷ đồng.

Xã, phường là cấp quản lý hành chính ở cơ sở gần dân nhất và trực tiếp triển khai mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Do vậy, trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19, mỗi xã, phường phải thực sự trở thành một “pháo đài” chống dịch. Muốn vậy, trước hết, những người được giao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, giám sát và thực thi nhiệm vụ ở cơ sở phải là những người tiên phong, gương mẫu thì nói dân mới nghe, mới tin. Ngược lại, sự tắc trách, chủ quan, lơ là dẫn đến sơ suất trong công tác phòng, chống dịch của bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, cũng cần phải xử lý nghiêm để nêu gương. Mới đây, ngày 28-8-2021, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành Quyết định số 3425/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Dinh, Chủ tịch UBND xã Thiệu Chính để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cũng có ra quyết định số 1642/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác ông Lê Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng để kiểm điểm trách nhiệm trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn xã.

Bịt các “lỗ hổng”

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, với nhiều biện pháp ngặn chặn từ sớm, từ xa và xử lý kịp thời, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương khống chế tốt dịch, bệnh. Tuy nhiên, với việc liên tục phát sinh các ca bệnh trong cộng đồng không rõ nguồn lây tại ổ dịch Nông Cống, ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực những ngày qua, đã đặt tỉnh Thanh Hóa vào tình thế ứng phó dịch khẩn cấp. Do vậy, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác lúc này sẽ phải trả cái giá rất đắt là kinh tế - xã hội đình trệ và sức khỏe, tính mạng của người dân bị đe dọa.

Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch

Công dân Thanh Hóa trở về từ Bắc Giang được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm quy định phòng, chống dịch.

Tình thế dịch diễn biến nhanh chóng, phức tạp đòi hỏi cần siết chặt an ninh - trật tự an toàn xã hội và nâng mức cảnh báo phòng, chống dịch lên cấp độ cao hơn. Đây là yêu cầu đặt ra cho tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và mỗi người dân. Muốn vậy, trước hết cần phải bịt các “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch. Đó là sự lúng túng, bị động trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ở một số địa phương, đơn vị hoặc có triển khai nhưng chỉ mang tính đối phó mà chưa đi vào thực chất, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát từ cơ sở. Đó còn là cách thức quản lý, vận hành các khu cách ly tập trung ở một số địa phương, đơn vị chưa chặt chẽ, tạo kẻ hở dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo hay các chốt chặn ở những điểm xung yếu chưa phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm như một “tấm lá chắn tiền tiêu” ngăn chặn dịch bệnh “thẩm lậu” vào địa bàn. Đặc biệt, đó là sự chủ quan, chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm và hậu quả khôn lường của dịch, bệnh từ một bộ phận người dân, doanh nghiệp…

Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa siết chặt kiểm soát người đến xét nghiệm sáng lọc COVID-19.

Tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá và triển khai những nhiệm vụ cấp bách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 (diễn ra ngày 17-8-2021), đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã nêu ra vấn đề, "Việc bùng phát dịch COVID -19 lần thứ tư đúng vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang tích cực quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp ngay từ những tháng đầu, quý đầu, năm đầu trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), đây chính phép thử lớn nhất đối với năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và năng lực của ngành Y tế. Đồng thời, cũng là một phép thử khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân có vững chắc hay không; với phương châm “Trên dưới đồng lòng”, “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “dọc ngang thông suốt” có tốt không?"

Để trả lời câu hỏi của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, thiết nghĩ, hơn lúc nào hết cấp ủy, chính quyền các cấp phải đánh giá thực chất các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang triển khai trên địa bàn, theo phương châm phát huy tối đa các ưu điểm, kiên quyết bịt các “lỗ hổng” trong quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm… Đồng thời, đề ra các phương án, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt với mọi tình huống dịch bệnh; cũng như bảo đảm các điều kiện để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, không làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư… và nhất là tránh rơi vào khủng hoảng an sinh xã hội. Từ đó, quyết tâm xây dựng mỗi địa phương trở thành một “pháo đài” vững chắc để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, khống chế không để dịch xâm nhập, lan rộng trong cộng đồng, từ đó để duy trì và đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững đà phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Lê Thị Dung

Tin liên quan:
  • Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch
    Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài 2): “Bỏ ngỏ” ...

    Trong đợt dịch thứ 4, Thanh Hóa ghi nhận 308 ca mắc COVID-19 (tính đến ngày 31-8-2021), trong đó, đã có nhiều ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng, khu cách ly và đặc biệt là các ca mắc trong cộng đồng không rõ nguồn lây. Chính sự chủ quan, lơ là trong công tác quản lý, giám sát từ cơ sở đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.

  • Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (Bài cuối): Quyết tâm giữ vững “thành trì” chống dịch
    Khắc phục “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19: (Bài 1) Đợt dịch ...

    Trước diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của “làn sóng” dịch COVID-19 thứ 4 này, tỉnh Thanh Hoá đã xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trước hết và trên hết, tất cả vì mục tiêu bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Do đó, các phương án, biện pháp được triển khai theo phương châm chủ động phòng chống dịch từ sớm, từ xa và tập trung thiết lập, củng cố các “lá chắn” nhằm kiểm soát nguồn lây nhiễm ra cộng đồng.


Lê Thị Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]