(Baothanhhoa.vn) - Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7-1-2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” (sau đây gọi tắt là Kết luận số 120), quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy mạnh mẽ, là yếu tố quan trọng để tạo nên những chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực phát triển ở huyện Hoằng Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7-1-2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” (sau đây gọi tắt là Kết luận số 120), quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy mạnh mẽ, là yếu tố quan trọng để tạo nên những chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực phát triển ở huyện Hoằng Hóa.

Huyện Hoằng Hóa nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Qua thực hiện QCDC ở cơ sở, xã Hoằng Thái đã huy động được sức mạnh toàn dân tham gia công tác chỉnh trang cảnh quan môi trường, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật.

Từ cách làm gần dân, sát thực tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Xuất phát từ tư tưởng của Bác đồng thời thực hiện Kết luận số 120, huyện Hoằng Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở.

Ngay sau khi kết luận được Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ chủ chốt, đồng thời gửi đến các đồng chí Huyện ủy viên, tổ chức đảng, đoàn thể các cấp để nghiên cứu, tổ chức thực hiện. 100% đảng bộ, chi bộ trực thuộc trên địa bàn huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện kết luận. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện bằng nhiều hình thức, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị, mang lại hiệu quả cao, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về thực hiện QCDC.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền được thực hiện theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe, tìm hiểu các nguyện vọng chính đáng của Nhân dân nhằm đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sát với tình hình thực tế và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp đã nghiêm túc thực hiện lịch tiếp công dân, đối thoại, tiếp xúc với công dân theo định kỳ, tăng cường phối hợp để giải quyết những kiến nghị của Nhân dân, góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Trong 5 năm, lãnh đạo huyện đã tổ chức hơn 60 cuộc đối thoại với trên 3.000 người tham gia; chính quyền các cấp tiếp 940 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý 456 đơn thư, giải quyết 41/55 vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

MTTQ và các đoàn thể quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, triển khai thực hiện QCDC, gắn với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Sau khi thực hiện Kết luận số 120, việc giám sát có trọng tâm, trọng điểm, phản biện có chất lượng, chiều sâu, phát huy được vai trò cùng giám sát của Nhân dân.

Mang lại lợi ích cho Nhân dân

Đánh giá việc thực hiện Kết luận số 120, đồng chí Trương Văn Tùng, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Hoằng Hóa cho rằng: “Công tác thực hiện QCDC ở cơ sở đã được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đảng trên địa bàn huyện thực sự quan tâm, góp phần tạo nên sự đồng thuận cao trong Nhân dân, thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng”.

100% các xã, thị trấn đã triển khai và thực hiện các nội dung của QCDC. Các xã, thị trấn đã công khai với Nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch hoạt động kinh tế - xã hội, các khoản thu hàng năm. Nhiều địa phương đã “dân chủ, bàn bạc, công khai huy động đóng góp, giám sát chi tiêu” trong xây dựng nông thôn mới, điển hình như các xã: Hoằng Lộc, Hoằng Thái, Hoằng Phú, Hoằng Lưu...

Ở các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, những nội dung cán bộ, công chức được biết, bàn, làm, kiểm tra, giám sát nêu trong Nghị định số 04/2015/NĐ-CP được thực hiện đảm bảo. 100% các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản, quy chế xét thi đua, khen thưởng, quy chế phối hợp công tác giữa các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị với công đoàn thông qua hội nghị cán bộ công chức, viên chức người lao động hằng năm. Hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tăng cường, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã được triển khai thực hiện tại 100% các xã, thị trấn.

Trong doanh nghiệp, QCDC được thực hiện thông qua việc xây dựng nội quy lao động, quy chế trả lương, trả thưởng, quy chế phối hợp giữa công đoàn với ban giám đốc doanh nghiệp, tổ chức đối thoại giữa ban giám đốc với người lao động. Qua đó, xây dựng mối quan hệ lao động đồng thuận, hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, những năm qua, kinh tế Hoằng Hóa có mức tăng trưởng khá, quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra như tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 14,65%. Các hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của Nhân dân tiếp tục được nâng cao. Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định.

Bài và ảnh: Nguyễn Mai


Bài và ảnh: Nguyễn Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]