(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-7 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác LĐ, TB&XH và thực hiện một số nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Sáng 14-7 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác LĐ, TB&XH và thực hiện một số nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định: Chưa bao giờ dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ, sâu rộng, ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực lao động, việc làm như giai đoạn hiện nay. Nguy cơ đứt chuỗi cung ứng lao động đã hiện hữu. Khu vực công nghiệp, chế xuất sử dụng lực lượng lao động lớn chịu ảnh hưởng nặng nề. Vấn đề việc làm, đời sống của người lao động đang đặt ra rất lớn, nguy cơ thất nghiệp tiếp tục gia tăng.

Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã có sự nỗ lực rất lớn, chủ động đề xuất với Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch, bệnh COVID-19. Các ngành, địa phương cũng đã nhanh chóng triển khai chủ trương, chính sách, rút gọn thủ tục, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận chính sách một cách nhanh nhất. Những nội dung như chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già, người có công, thực hiện bình đẳng giới vẫn được thực hiện hiệu quả.

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác LĐ, TB&XH và thực hiện một số nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XHĐào Ngọc Dung: Các bộ, ngành làm việc ngày đêm để triển khai Quyết định số 68. Ảnh: VGP

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung bàn các giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đối tượng lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính sách...

6 tháng đầu năm, ngành LĐTB&XH đã vượt lên những khó khăn thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bùng phát đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động. Trong quý II-2021 cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 (tăng thêm 3,7 triệu lao động so với quý I-2021). Sự bùng phát dịch đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước vào tình trạng không có việc làm. Tính chung 6 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng trên 65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ khoảng 26%.

Với sự nỗ lực và những chỉ đạo kịp thời, cả nước đã đưa được trên 40.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 45,11% kế hoạch. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ước tuyển sinh được 645.000 người; tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH đạt trên 43%, tham gia bảo bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 28%.

Có trên 412.700 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 79,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 380.636 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Có 912.886 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm, tăng 59,1% so cùng kỳ năm 2020; 10.651 người được hỗ trợ học nghề, giảm 6,3% so cùng kỳ năm 2020…

Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, triển khai lập quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đầy đủ, kịp thời, đến đúng đối tượng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công với cách mạng được đẩy mạnh.

Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021 được triển khai thực hiện. Đã chi trả trợ cấp xã hội cho trên 3,1 triệu đối tượng. Công tác chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần, rối nhiễu tâm trí; chăm sóc cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng được quan tâm...

Tại hội nghị, các đại biểu ở các điểm cầu đã thảo luận, phân tích làm rõ hơn những kết quả đạt được, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác lao động, người công và xã hội. Đồng thời đề xuất các giải thực hiên nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dù có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng toàn ngành đã nỗ lực rất lớn.

Về cơ bản, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành đã đạt được. Các lĩnh vực đều thực hiện tương đối đồng bộ, bảo đảm, nhiều đơn vị đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động đề xuất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19… Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị, cán bộ, viên chức trong toàn ngành.

Những tháng cuối năm, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị kiên định mục tiêu của ngành, các cục, vụ, địa phương rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ phù hợp với điều kiện thực tế. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đã ban hành, đặc biệt là chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, giảm nghèo, chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cứu trợ đột xuất. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng yếu thế. Đấu tranh, phòng chống xâm hại phụ nữ, phòng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ em; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo gắn với thị trường; có kế hoạch cung ứng, phục hồi thị trường lao động.

Về thực hiện “mục tiếp kép” cần kiên định, nhưng nhận thức về “mục tiêu kép” phải đổi mới, tiến hành song song cả phát triển kinh tế và phòng, chống dịch nhưng phải linh hoạt.

Nơi chưa có dịch thì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, nơi có dịch thì vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; thực hiện các giải pháp sống chung với dịch. Lấy an toàn cho người dân là trước hết, trên hết, không để dân bị đói, thiếu ăn, thiếu mặc, không bỏ sót người dân; quan tâm hơn tới những người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan chức năng thực hiện rà soát, kiểm tra, cập nhật tiến độ thực hiện của các địa phương. Nếu đơn vị nào chậm triển khai là có lỗi với dân. Nếu để xảy ra trục lợi là có tội với dân.

Đối với khu công nghiệp bằng mọi giá phải bảo vệ, giữ vững pháo đài các khu công nghiệp để duy trì hoạt động, bảo đảm tăng trưởng. Chỉ khi nào thật sự an toàn mới sản xuất, kinh doanh và thực hiện phương châm “3 tại chỗ”: Sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ, bảo đảm giãn cách an toàn, đi lại an toàn cho công nhân.

Các địa phương phải chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ đối với lao động tự do, linh hoạt kinh phí, đối tượng, cách thức hỗ trợ. Bên cạnh hỗ trợ về tiền, cần linh hoạt các hình thức hỗ trợ gạo, nhu yếu phấm… cho người dân.

Chính phủ đã ban hành chính sách, các ngành, địa phương cần giảm thiểu các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để chính sách đến với người dân nhanh nhất, chính sách đưa ra phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, không quá nặng nề về thủ tục.

Bộ trưởng cũng lưu ý cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý của ngành.

Các địa phương, các cục, đơn vị của Bộ cần phối hợp tốt, cùng với các bộ, ngành như: VCCI, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam… thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện các chính sách.

Về chính sách hỗ trợ người có công, phải thực hiện trong tháng 9-2021; nhanh chóng ban hành các tiêu chí chuẩn nghèo mới, cách thức phân loại; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng.

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác LĐ, TB&XH và thực hiện một số nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo sau khi hội nghị trực tuyến toàn quốc kết thúc.

Sau khi hội nghị trực tuyến toàn quốc kết thúc, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai các chỉ đạo.

Riêng việc triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho ban thường vụ các cấp, ban cán sự đảng, đoàn, địa phương… đề nghị các ngành, địa phương căn cứ vào đó để thực hiện. Tỉnh cũng sẽ thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23. Các địa phương sẽ thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, xã. UBND tỉnh giao Sở LĐT&XH xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong tuần này Sở LĐTB&XH phải trình kế hoạch để UBND tỉnh ký duyệt. Trên nguyên tắc, nội dung, đối tượng, trình tự hồ sơ đã có, Sở LĐTB&XH cần phối hợp với các ngành, địa phương rà soát cụ thể từng đối tượng, địa chỉ…

Với 11 nội dung đã có theo Quyết định 23 thì cần làm ngay. Riêng đối tượng giáo viên hơp đồng, lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch, đề nghị Sở LĐTB&XH bổ sung thêm nhóm đối tượng thứ 12. Việc xây dựng kế hoạch phải dự liệu, dự kiến xây dựng kịch bản, tình huống cho thời gian tới trong trường hợp dịch, bệnh diễn biến phức tạp hơn…; nghiên cứu, rà soát, bổ sung đối tượng, mức hỗ trợ gửi về các huyện để bổ sung đối tượng, tiêu chí… để tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ riêng.

Đồng chí đề nghị các sở, ngành, các địa phương cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong thực hiện chi trả chính sách cho hộ nghèo theo Nghị quyết 42, nghiêm túc thực hiện chính sách, không để xảy ra trục lợi chính sách. Tinh thần là sẽ xử lý nặng hơn, mức độ cao hơn đối với các trường hợp sai phạm. Nhưng cũng không vì thế mà chậm trễ tiến độ triển khai thực hiện chính sách. Do trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch, bệnh vẫn được kiểm soát tốt nên các đối tượng bị ảnh hưởng chưa nhiều, đồng chí yêu cầu trong tuần này Sở LĐTB&XH phải hoàn tất kế hoạch, trình ký để triển khai sớm.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]