(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Bá Thước đã phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Bá Thước

Những năm qua, huyện Bá Thước đã phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cơ sở.

Hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Bá Thước

Mô hình trồng cây ăn quả ở xã Ái Thượng.

Thôn Đan, xã Ái Thượng có tổng số 86 hộ, với 334 nhân khẩu, trong đó 95% là đồng bào dân tộc Mường. Vốn xuất phát điểm thấp nên trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) hệ thống cơ sở hạ tầng của thôn thiếu thốn nhiều, nhất là đường giao thông vẫn chủ yếu đường đất. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, chi bộ thôn luôn xem “dân vận khéo” là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo sự đồng thuận của Nhân dân nhằm đưa thôn Đan “cán đích” NTM vào năm 2018. Theo đó, chi bộ thôn đã phát huy vai trò lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, kế hoạch, lộ trình phù hợp trong thực hiện các tiêu chí. Đặc biệt là trong quá trình thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chi bộ đều công khai để Nhân dân được biết, được bàn bạc và quyết định. Ngoài ra, chi bộ, ban công tác mặt trận, các tổ chức thành viên còn thực hành hiệu quả “dân vận khéo” bằng việc “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động Nhân dân “chung tay” XDNTM. Nhờ tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, thôn đã huy động được 1,5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước kết hợp sức dân, thôn đã sửa chữa nhà văn hóa, đổ bê tông 100% đường trục chính của thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân.

Hướng công tác dân vận về cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Bá Thước đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo trong XDNTM”. Bằng việc phát huy tính tiền phong, gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và vai trò chủ thể của Nhân dân trong XDNTM nên 10 năm qua, toàn huyện đã huy động được hơn 4.143 tỷ đồng. Từ nguồn vốn huy động được, huyện đã triển khai làm mới và nâng cấp 146,5 km đường huyện, 112 km đường xã, 260 km đường thôn, ngõ xóm và hơn 23 km giao thông nội đồng; kiên cố hóa, nâng cấp 50,65 km kênh mương; xây mới, sửa chữa 40 công trình thủy lợi và nhiều công trình trường học, nhà văn hóa và khu thể thao các xã, nhà văn hóa thôn. Nhờ luồng gió Chương trình XDNTM mà kết cấu hạ tầng trong huyện từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo nên diện mạo khang trang cho các vùng nông thôn.

Với mục tiêu nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện hướng mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bởi đây chính là động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua “dân vận khéo”, từ năm 2010-2020, huyện đã vận động Nhân dân chuyển 1.242 ha đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đi liền với vận động Nhân dân phát triển vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, huyện tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế của các cây trồng chủ lực, bằng việc xây dựng cánh đồng thâm canh mía với quy mô 100 ha, cánh đồng lúa năng suất, chất lượng với diện tích khoảng 450 ha. Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo các xã phát triển các mô hình cây trồng có giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích, như: khoai tây, ngô lấy hạt, rau an toàn... Trong 10 năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của của Chương trình XDNTM, huyện đã chỉ đạo và triển khai thực hiện 52 mô hình phát triển sản xuất, trong đó có 33 mô hình trồng trọt, 15 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình cơ giới hóa, 1 mô hình nghề truyền thống, với 2.536 hộ dân tham gia. Nhờ vậy, giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản của huyện hiện nay đạt 80 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020 ước đạt hơn 1.810 tỷ đồng. Hiệu quả của phát triển sản xuất đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của huyện lên 31,6 triệu đồng, gấp 2,18 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,26%.

Trong 10 năm, toàn huyện đã triển khai xây dựng 147 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Các mô hình “Dân vận khéo” đã tạo sức lan tỏa, đồng thuận trong Nhân dân, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Bá Thước ngày càng đổi mới, phát triển.

Bài và ảnh: Thụy Châu


Bài và ảnh: Thụy Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]