(Baothanhhoa.vn) - Sáng 29 - 12, Chính phủ tiến hành ngày làm việc thứ 2 Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tại hội nghị, nhiều bộ trưởng và "tư lệnh" ngành đã kiến giải những chủ trương vĩ mô; Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng, có tính then chốt cho sự phát triển của năm 2021 và cả giai đoạn phát triển mới.

Hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội

Sáng 29 - 12, Chính phủ tiến hành ngày làm việc thứ 2 Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tại hội nghị, nhiều bộ trưởng và “tư lệnh” ngành đã kiến giải những chủ trương vĩ mô; Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu, gợi mở nhiều vấn đề quan trọng, có tính then chốt cho sự phát triển của năm 2021 và cả giai đoạn phát triển mới.

Hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội

Các đại biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh.

Dưới sự điều hành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các bộ trưởng, “tư lệnh” ngành, một số tập đoàn kinh tế lớn đã tham luận nêu bật những kết quả của ngành mình trong năm 2020 cũng như cách làm mới, sáng tạo.

Đại diện các bộ, ngành cũng giải đáp những chủ trương vĩ mô và hiến kế để thực hiện thắng lợi nhiêm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Năm 2020 là năm thành công nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội nói chung và Ngành Công thương nói riêng đã vượt qua 3 thử thách - 3 mốc lớn quan trọng. Thứ nhất là khống chế được dịch bệnh COVID-19 để phát triển; thứ hai là vượt qua được thiên tai, dịch bệnh; thứ ba là duy trì được sự phát triển trong tình hình cạnh tranh địa chính trị, chiến tranh thương mại thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu bật những kết quả, trong đó có nhiều kết quả lần đầu Ngành Nông nghiệp Việt Nam đạt được. Theo đó, năm 2020 tuy tình dịch bênh COVID-19 và thiên tai diễn biến phức tạp nhưng đã có 58 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao. Xuất khẩu nông sản có nhiều kết quả đáng mừng khi từng bước khai mở được nhiều thị trường mới với tổng giá trị xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD, cao hơn 2,6% so với năm 2019. Trong xây dựng Nông thôn mới cả nước đã có hơn 5.500 xã đạt chuẩn, chiếm 62,3 tổng số xã toàn quốc; 173 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; phát triển được 2.400 sản phẩm OCOP, trong đó ½ tập trung ở các huyện miền núi khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhận định: Năm 2021 là năm đầu thực hiện nhiệm vụ cho cả giai đoạn 2021 - 2025 nên nhiệm vụ của năm 2021 còn có ý nghĩa khởi đầu cho cả nhiệm kỳ, do vậy cần sự chung tay, nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển quy hoạch. Các địa phương và các ngành chủ động đấu mối với Bộ KH&ĐT để lên kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn; tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm tiến độ.

Về nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Từ nay đến Hè 2021 vẫn phải duy trì tinh thần chống dịch cao nhất. Những gia đình có người đang ở nước ngoài phải liên tục tuyên truyền cho người thân không nhập cảnh trái phép về nước, không vì ngại cách ly của một người mà gây họa cho cộng đồng, cho cả đất nước. Cả hệ thống chính quyền, các ngành và toàn thể Nhân dân phải luôn cảnh giác cao nhất, cùng chung tay mới có thể phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao 63 tỉnh, thành đều gửi tham luận với 319 kiến nghị cụ thể, trong đó có 84 kiến nghị về nhiều vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt là đề xuất các chính sách đặc thù đề nghị các bộ và Chính phủ hướng dẫn, thực thi.

Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT cùng Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2021.

Đánh giá kinh tế - xã hội năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại hội nghị, đó là: Năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả, thành tích đặc biệt. Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2020 và là thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Về nhiệm vụ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”.

Trên tinh thần đó cần thống nhất định hướng điều hành và quan điểm chỉ đạo: Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng dịch chuyển đầu tư thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và thế giới. Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 6% hoặc cao hơn.

Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm đó là: Phải bắt tay thực hiện nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm, không ngừng nghỉ; tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và khát vọng phát triển. Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua.

Về việc đón năm mới và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ngành, các cấp không được lơ là trong phòng, chống COVID-19, tăng cường quản lý thị trường, bảo đảm cung - cầu hàng hóa ổn định cho tết. Đặc biệt không tổ chức đi chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]