(Baothanhhoa.vn) - Chiều 16-11, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW đã tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến góp ý vào báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW chủ trì hội nghị.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Chiều 16-11, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW đã tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến góp ý vào báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW chủ trì hội nghị.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) gồm 4 phần. Phần thứ nhất đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết. Phần thứ hai đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa IX). Phần thứ ba của dự thảo báo cáo là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra 11 nhóm giải pháp chủ yếu đó là: Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về phát triển vùng; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và các địa phương trong vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng; đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống đô thị trong vùng… Phần thứ 4 là kiến nghị và đề xuất.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm hoàn chỉnh báo cáo, trong đó tập trung làm rõ những kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Các đại biểu cũng cho rằng dự thảo báo cáo cần điều chỉnh, bổ sung thêm một số nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho phát triển vùng; phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, gắn với các hành lang kinh tế; tốc độ phát triển hệ thống đô thị trong vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng…

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham gia thảo luận tại hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với dự thảo báo cáo, đồng thời nêu rõ: Dự thảo báo cáo đã nêu khái quát về vùng trung du miền núi Bắc Bộ và tình hình triển khai thực hiện, việc thể chế hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW của các cơ quan Trung ương và các địa phương; đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 26-KL/TW trên các ngành, lĩnh vực từ năm 2004 đến nay; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện, sâu sắc kết quả thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW, dự thảo đã xác định bối cảnh, quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, làm cơ sở để các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Để dự thảo báo cáo được hoàn chỉnh hơn nữa, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tham gia đóng góp về thông tin, số liệu sử dụng trong dự thảo báo cáo đó là: Dự thảo báo cáo chủ yếu tập trung đánh giá thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020. Do đó, để đánh giá, nhìn nhận rõ kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng; đồng thời, để phù hợp với thời gian tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thông tin, số liệu đánh giá về tốc độ tăng, quy mô GRDP; tốc độ tăng, giá trị năng suất lao động; cơ cấu các ngành kinh tế; các lĩnh vực kinh tế... của vùng giai đoạn 2005 - 2010.

Báo cáo tổng kết cần so sánh, đánh giá quy mô kinh tế năm 2020 với năm 2010 và năm 2005 của vùng để thấy được mức độ phát triển kinh tế khu vực trung du và miền núi phía Bắc từ khi triển khai Nghị quyết số 37-NQ/TW đến năm 2020.

Số liệu đánh giá một số chỉ tiêu trong dự thảo báo cáo chưa thống nhất, một số chỉ tiêu có số liệu đến năm 2019 như: dân số, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng hợp tác xã đang hoạt động... Một số chỉ tiêu có số liệu đến năm 2017 như lượng khách du lịch...

Để phù hợp với thời kỳ báo cáo, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu rà soát, cập nhật các số liệu đến hết năm 2020.

Về quy mô kinh tế của vùng, theo quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê, hiện nay không tính GRDP cho các huyện, thị xã, thành phố; tuy nhiên, để phục vụ xây dựng báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng, tính chỉ tiêu GRDP cho 11 huyện khu vực miền núi của tỉnh, theo đó quy mô GRDP năm 2020 (theo giá hiện hành) của các huyện miền núi đạt 36.896 tỷ đồng (gấp 2,8 lần tỉnh Bắc Kạn; gấp 1,9 lần tỉnh Cao Bằng...). Do đó, để việc đánh giá phản ánh đầy đủ, toàn diện kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung số quy mô GRDP các huyện phía tây Thanh Hóa và tây Nghệ An vào quy mô GRDP toàn vùng.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Về phát triển các ngành dịch vụ, đề nghị đánh giá kỹ hơn, sâu sắc hơn về hoạt động kinh tế, thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu giữa các địa phương trong vùng với các địa phương của Lào và Trung Quốc.

Về những hạn chế và nguyên nhân, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong vấn đề liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng nói chung và từng địa phương trong vùng nói riêng.

Để tạo thuận lợi trong việc xác định các mục tiêu và việc đánh giá, sơ kết, tổng kết mục tiêu cụ thể đến năm 2030, đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét lại mục tiêu, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 - 2030 cho phù họp với mục tiêu tăng trưởng GRDP của cả vùng trong cùng giai đoạn.

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của cảng Nghi Sơn, giúp cho hàng hóa của các địa phương trong Vùng như: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên xuất khẩu đi các nước được nhanh chóng, thuận lợi qua đó giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu; đồng thời, tạo thuận lợi trong việc liên kết, kết nối các tour du lịch giữa tinh Thanh Hóa với các địa phương trên được thuận lợi hơn, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm vào điểm b khoản 3.5 mục II phần thứ ba (trang 86) hành lang kinh tế: Thanh Hóa - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên.

Góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng: Để thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi các huyện phía Tây Thanh Hóa, góp phần đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực vùng biên của Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của đồng chí Trưởng ban Kinh tế Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong thòi gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 37-NQ/TW nêu rõ: Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020”, đa số các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra đã được hoàn thành, nhất là các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhiều chỉ tiêu đạt mức cao hơn trung bình toàn quốc.

Các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng; về các quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng đến năm 2020, trên cơ sở đó đã khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển. Bộ mặt của vùng đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số; khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững; quốc phòng - an ninh được bảo đảm; biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc, bảo đảm hòa bình, hữu nghị và ổn định với các nước láng giềng; hệ thống Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh.

Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Ban soạn thảo báo cáo tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các đại biểu tại hội nghị để hoàn thiện báo cáo.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]