(Baothanhhoa.vn) - Phát huy truyền thống đoàn kết, bà con giáo dân huyện Nga Sơn đã và đang tích cực thực hiện phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo” bằng việc hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dân huyện Nga Sơn tích cực thực hiện “bảy tốt đời, ba đẹp đạo”

Giáo dân huyện Nga Sơn tích cực thực hiện “bảy tốt đời, ba đẹp đạo”

Giáo dân xã Nga Liên với mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập cao.

Phát huy truyền thống đoàn kết, bà con giáo dân huyện Nga Sơn đã và đang tích cực thực hiện phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo” bằng việc hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Huyện Nga Sơn có 27.000 giáo dân, chiếm khoảng 17% tổng dân số, sống đan xen ở 55 khu dân cư của 12 xã, sinh hoạt ở 11 giáo xứ. Thực hiện phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo” với 10 nội dung, bao gồm “bảy tốt đời, ba đẹp đạo”, ủy ban MTTQ huyện đã hướng dẫn ủy ban MTTQ 12 xã vùng giáo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện tốt Nghị quyết 03-NQ/HU và Nghị quyết 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII về “Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020”. Nhờ thực hành tốt “Dân vận khéo”, trong giai đoạn 2017-2020, ủy ban MTTQ các cấp huyện Nga Sơn đã vận động bà con giáo dân xây dựng được 26 trang trại tổng hợp, 210 gia trại chăn nuôi; cải tạo 245 ha diện tích cói hoang hóa, tập trung đầu tư thâm canh cây cói, với năng suất bình quân đạt 76 tạ/ha; chuyển đổi 74 ha cói kém hiệu quả sang các mô hình gia trại, trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản, cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/năm. Với trọng tâm là phát triển kinh tế tốt, bà con giáo dân huyện Nga Sơn còn tận dụng nguồn nguyên liệu cói sẵn có để tập trung sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, nhiều hộ gia đình giáo dân đã đầu tư vốn mở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thành lập doanh nghiệp và thu mua các sản phẩm từ cói. Toàn huyện hiện có 132 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp do người công giáo làm chủ; 651 hộ kinh doanh dịch vụ và 2.152 hộ phát triển các ngành nghề khác, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, với thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Thôn 2, xã Nga Liên có 211 hộ dân, với 842 nhân khẩu, 100% theo đạo công giáo. Thực hiện phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo”, chi bộ và ban công tác mặt trận thôn 2 đã chủ động phối hợp với các linh mục quản xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ Tam Tổng, Phúc Lạc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con giáo dân tích cực tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng “xứ đạo bình yên, gia đình hạnh phúc”. Ông Nguyễn Bá Tòng, bí thư chi bộ thôn 2 cho biết: “Năm 2015, đảng ủy, chính quyền xã Nga Liên có chủ trương chuyển đổi diện tích cói xen cư sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Được chi bộ, ban công tác mặt trận thôn vận động nhiều gia đình giáo dân đã đầu tư cải tạo đồng đất chuyển sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh và sản xuất rau an toàn trong nhà lưới. Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, nhiều hộ dân trong thôn đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm”. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình XDNTM, chi bộ và ban công tác mặt trận thôn 2 đã vận động mỗi hộ dân tự nguyện đóng góp hơn 3 triệu đồng để đầu tư sửa chữa nhà văn hóa, bê tông hóa 1,7 km đường giao thông. Đồng thời, thực hiện chủ trương xã hội hóa về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của đảng ủy, chính quyền xã, giai đoạn 2017-2020, mỗi hộ dân thôn 2 đã tự nguyện đóng góp, ủng hộ 5 triệu đồng để sửa chữa các trường học, làm mới và tu sửa 4,7 km đường giao thông liên thôn. Hiện nay, cán bộ, đảng viên và bà con giáo dân địa phương đang tiếp tục nỗ lực, chung tay đóng góp công sức nâng cao chất lượng các tiêu chí của thôn NTM và phấn đấu đến năm 2024, thôn 2 về đích thôn NTM kiểu mẫu.

Cùng với chăm lo phát triển sản xuất, bà con giáo dân huyện Nga Sơn còn tích cực hưởng ứng, tham gia XDNTM. Theo đó, bà con giáo dân trong huyện đã tự nguyện đóng góp 12,756 tỷ đồng, 10.065 ngày công, hiến 3.685m2 đất thổ cư, 68,81m2 đất canh tác, tháo dỡ 1.248m tường rào để mở rộng đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi ở nông thôn. Điển hình như: Bà con giáo dân ở khu dân cư xóm 4, xã Nga Liên đã tự nguyện phá dỡ khoảng 500m tường rào và 7 cổng của gia đình để làm đường giao thông nội thôn; Linh mục Nguyễn Xuân Lai cùng bà con giáo dân xứ Mông Ân, xã Nga Điền đã tự nguyện đóng góp gần 100 triệu đồng để xây dựng cầu dân sinh qua sông Càn, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại, phát triển sản xuất. Đi liền với đó, thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, ủy ban MTTQ các cấp trong huyện đã vận động bà con giáo dân hưởng ứng các phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Với sự tham gia tích cực của bà con giáo dân, toàn huyện đã có 55/55 khu dân cư có đồng bào công giáo đã khai trương xây dựng và đạt danh hiệu làng văn hóa; 7.309 lượt gia đình giáo dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 6.697 lượt gia đình đạt danh hiệu “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” các cấp. Ngoài ra, bà con giáo dân ở các khu dân cư luôn gương mẫu thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Theo thống kê sơ bộ, vùng đồng bào công giáo trong huyện có hơn 75% đám cưới và 90% đám tang thực hiện theo nếp sống văn minh.

Thực hiện phong trào thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo”, đời sống vật chất, lẫn tinh thần của bà con giáo dân huyện Nga Sơn không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cùng với đó, cơ sở vật chất các xứ đạo ngày càng khang trang, đổi mới. Đây chính là những thành quả quan trọng góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương Nga Sơn ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

Hòa Bình


Hòa Bình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]