(Baothanhhoa.vn) - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, ngày 9-6 Quốc hội tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận tại hội trường

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, ngày 9-6 Quốc hội tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận tại hội trường

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải, bao gồm các nội dung: Tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc. Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.

Trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu.

Đặt câu hỏi chất vấn tại hội trường, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Giai đoạn 2021-2015 dự kiến triển khai trên 2.000 km đường cao tốc, đây là vấn đề rất lớn dẫn đến áp lực về vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư, vật liệu thi công. Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để giải quyết những khó khăn sẽ phát sinh trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2015?

Trả lời chất vấn đề ĐBQH Mai Văn Hải nêu, Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Nguyên Văn Thể cho biết, sắp tới sẽ triển khai khoảng 2.000 km, hiện nay đã hoàn thành hơn 1.200km, như vậy hết nhiệm kỳ này có thể triển khai xong khoảng 4.000 km. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do dự án rải rác ở nhiều tỉnh nên địa phương cần tập trung toàn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cố gắng làm nhanh nhất để có điều kiện thi công. Chính phủ đã chỉ đạo và thường xuyên tổ chức các cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận tại hội trường

Tranh luận tại hội trường về vấn đề liên quan đến giải pháp để hoàn thành tiến độ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong 360km đường cao tốc Bắc - Nam hoàn thành trong năm 2022 và phải trước tiến độ là 3 tháng. Tại cuộc kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ tại cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, yêu cầu của Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2024 hoàn thành 650 km đường cao tốc.

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Xuân Hùng nêu rõ, các đại biểu rất quan tâm hiện nay giá xăng dầu và sắt thép đều tăng cao, hiện giá các gói thầu so với giá lúc trúng thầu cao tốc Bắc - Nam tăng từ 20% đến 30%. Nguồn vật liệu hiện nay rất thiếu hụt. Theo đại biểu Vũ Xuân Hùng, trong 6 dự án cao tốc vẫn còn thiếu hụt đến 12,5 triệu mét khối. Đối với các dự án này, tuy các địa phương đã có quy hoạch nhưng nguồn cung cấp vật liệu rất khan do việc găm hàng, ép giá và vấn đề tăng giá đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung vật liệu cho các dự án này.

Sau phần tranh luận của ĐBQH Vũ Xuân Hùng và các ĐBQH, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Nguyên Văn Thể làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội tranh luận.

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]