(Baothanhhoa.vn) - Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Như Thanh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ huyện Như Thanh lãnh đạo phát triển kinh tế

Đảng bộ huyện Như Thanh lãnh đạo phát triển kinh tế

Mô hình phát triển rừng gỗ lớn ở xã Hải Long.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Như Thanh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Như Thanh lần thứ XXII đặt ra là huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo thoát nghèo bền vững, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, huyện Như Thanh đã ban hành 4 đề án về phát triển nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Đây được xem là hướng đi phù hợp, không chỉ khai thác tiềm năng đất đai, mà còn góp phần giúp những người dân gắn bó với nghề nông - lâm nghiệp trở nên khá giả. Ngoài ra, huyện đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, như: Thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân; kiện toàn, đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp; tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất. Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đồng thời hỗ trợ việc xây dựng các mô hình, đưa cây trồng mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế các giống lúa, ngô kém năng suất, chất lượng bằng những giống lúa lai, ngô lai có năng suất, chất lượng cao. Toàn huyện hiện chuyển đổi và luân canh được gần 400 ha đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi được trên 500 ha đất trồng màu kém hiệu quả chuyển sang trồng mía và chuyển đổi được 780 ha đất trồng mía có độ dốc cao sang trồng cây trồng khác, đặc biệt, năm 2016 xã Yên Lạc đã chuyển đổi được 20 ha đất rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả công nghệ cao. Hiện nay, diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn huyện tương đối tập trung, có độ dốc thấp và duy trì ổn định là trên 2.000 ha, năng suất vụ 2018- 2019 đạt 52 tấn/ha, tăng 8 tấn/ha so với vụ 2014- 2015. Sau 3 năm thực hiện Đề án “Sản xuất rau an toàn huyện Như Thanh giai đoạn 2016 - 2020” ý thức của cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn huyện Như Thanh về sản xuất, kinh doanh và sử dụng rau an toàn được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, người dân bước đầu đã hiểu biết cơ bản về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chất lượng sản phẩm rau được nâng lên đáng kể. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 3 mô hình sản xuất rau an toàn được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn các xã Yên Thọ và Phú Nhuận, với diện tích 3,2 ha bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao; nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật và giống rau mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Đa số các hộ nông dân, cơ quan, trường học đã tận dụng diện tích đất trong khuôn viên để sản xuất rau an toàn phục vụ bữa ăn hàng ngày, góp phần đảm bảo vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho cộng đồng. Đến nay trên địa bàn huyện có trên 16.000 hộ gia đình, chiếm 70% tổng số hộ và có trên 30 cơ quan, đơn vị tham gia trồng rau an toàn.

Nhằm tạo ra bước chuyển mạnh mẽ của kinh tế rừng, huyện Như Thanh cũng đã và đang ưu tiên phát triển rừng gỗ lớn. Theo đó, cuối năm 2016, huyện Như Thanh đã phê duyệt Đề án “Phát triển rừng trồng gỗ lớn khoanh nuôi, phục tráng rừng lim xanh tái sinh, giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2030”. Đây được xem là hướng đi phù hợp, không chỉ khai thác tiềm năng đất đai, mà còn góp phần giúp những người dân gắn bó với nghề rừng trở nên giàu có. Để khuyến khích các hộ dân nhận khoán tham gia trồng rừng gỗ lớn, ngoài vận động, tuyên truyền, huyện Như Thanh còn thực hiện chính sách hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật. Hiện nay, huyện Như Thanh có trên 400 ha rừng trồng gỗ lớn; khoanh nuôi, tái sinh được 10 ha rừng lim. Với những kết quả ấy, cho thấy trồng rừng gỗ lớn của huyện đã có bước chuyển biến tích cực. Người dân cơ bản đã thay đổi nhận thức, chuyển từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh có chăm sóc gắn với khoanh nuôi rừng gỗ lớn.

Những kết quả đạt được từ công tác lãnh đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Như Thanh đã từng bước tạo cho nhân dân niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]