(Baothanhhoa.vn) - Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Đây là sự quan tâm ở mức cao hơn của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ dành cho các địa phương. Với Thanh Hóa, sau khi nghị quyết ban hành, được ví như Quốc hội đã tạo ra cho tỉnh một “đường băng” đặc thù để “chuyên cơ” mang tên Thanh Hóa “cất cánh” nhanh hơn, sớm hơn và mạnh mẽ hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cất cánh từ “đường băng” đặc thù

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Đây là sự quan tâm ở mức cao hơn của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ dành cho các địa phương. Với Thanh Hóa, sau khi nghị quyết ban hành, được ví như Quốc hội đã tạo ra cho tỉnh một “đường băng” đặc thù để “chuyên cơ” mang tên Thanh Hóa “cất cánh” nhanh hơn, sớm hơn và mạnh mẽ hơn.

Cất cánh từ “đường băng” đặc thù

Một góc Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Đến nay, ngoài 4 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, thì chỉ mới có 3 tỉnh được Trung ương quan tâm đặc biệt đến như thế, trong đó có Thanh Hóa.

Với việc thông qua nghị quyết cho thấy Quốc hội cơ bản thống nhất với những đề xuất, mong muốn của tỉnh; nhìn ra dư địa cũng như khát vọng và triển vọng của tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022, được áp dụng trong 5 năm. Những cơ chế, chính sách này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thanh Hóa về quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước và phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp... Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội, thì áp dụng theo quy định của nghị quyết này.

Đây chính là cơ hội để “cởi trói”, khơi thông “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách đang tồn tại trong quá trình phát triển của tỉnh. Từ đó giúp tỉnh Thanh Hóa rộng đường hơn trong việc huy động các nguồn lực, nhất là về tài chính cho đầu tư phát triển, thực hiện những dự án tầm vóc, quy mô, thiết yếu hơn. Nghị quyết cũng giúp cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng một cách hợp lý, phát huy hết giá trị, công năng.

Từ nay đến khi nghị quyết có hiệu lực thi hành chỉ còn hơn 1 tháng. Để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả, cần sự đồng tâm, nhất trí, vào cuộc thực hiện quyết liệt của cả tỉnh bằng những chương trình, kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Đặc biệt, cần có sự chủ động về nguồn nhân lực có chất lượng, coi trọng công tác đào tạo, thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực liên quan, để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề ra.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]