(Baothanhhoa.vn) - Các chỉ số cải cách hành chính (CCHC) được công bố vào cuối tháng 6-2021 cho thấy, Thanh Hóa đã vượt qua nhiều tỉnh, thành phố và “về đích” ở vị trí cao trên bảng xếp hạng của cả nước. Thành quả ấn tượng đó là ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực và “bứt phá” vươn lên của Thanh Hóa, đồng thời là động lực to lớn để cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục cải thiện mạnh mẽ vị trí xếp hạng của tỉnh trong “cuộc đua” cùng với cả nước.

Cải cách hành chính: Thành quả ấn tượng và những nỗ lực không ngừng

Các chỉ số cải cách hành chính (CCHC) được công bố vào cuối tháng 6-2021 cho thấy, Thanh Hóa đã vượt qua nhiều tỉnh, thành phố và “về đích” ở vị trí cao trên bảng xếp hạng của cả nước. Thành quả ấn tượng đó là ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực và “bứt phá” vươn lên của Thanh Hóa, đồng thời là động lực to lớn để cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục cải thiện mạnh mẽ vị trí xếp hạng của tỉnh trong “cuộc đua” cùng với cả nước.

Cải cách hành chính: Thành quả ấn tượng và những nỗ lực không ngừng

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.

Nỗ lực “bứt phá”

Thanh Hóa thật phấn khởi khi năm 2020 vươn lên xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hài lòng của tổ chức, công dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS), tăng 10 bậc so với năm 2019; xếp thứ 29/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số CCHC (PAR INDEX), tăng 14 bậc so với năm 2019; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng 2 bậc, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố. Thanh Hóa có được sự “bứt phá” này trong “cuộc đua” cùng với cả nước là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở khi kiên trì thực hiện các mục tiêu CCHC. Điều này được minh chứng khi đây là nhiệm kỳ thứ 2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục lựa chọn “Đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” là khâu đột phá để thực hiện.

Cải cách hành chính: Thành quả ấn tượng và những nỗ lực không ngừng

Người dân bỏ phiếu đánh giá mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của công chức bộ phận “một cửa” xã Quảng Ngọc (Quảng Xương).

Dù có sự thay đổi “nhảy vọt” trên bảng xếp hạng của cả nước nhưng Thanh Hóa chưa hài lòng với những kết quả đạt được mà xác định phấn đấu làm tốt hơn nữa, đưa công tác CCHC đi vào chiều sâu, hình thành “vững chắc” tư duy phục vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đó là lý do để năm 2021, Thanh Hóa tiếp tục “nhìn thẳng vào sự thật” để “mổ xẻ” những tồn tại, hạn chế, những “rào cản” trong công tác CCHC để tự soi, tự sửa và đặt ra mục tiêu phấn đấu mới cao hơn. Trong kế hoạch hành động thực hiện “Khâu đột phá đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PCI và PAPI nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, đến năm 2030 trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Hướng đến mục tiêu top 10 cả nước

Để hiện thực hóa mục tiêu nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, một khối lượng lớn công việc cần phải làm và làm sớm. Ngay trong năm đầu thực hiện khâu đột phá về CCHC, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị bàn các giải pháp thực hiện với lộ trình, bước đi phù hợp. UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa; thành lập ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư đặc biệt để giải quyết trực tiếp những vấn đề lớn, vấn đề mới, những vướng mắc nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn đầu tư vào Thanh Hóa. Điểm mới và cũng là điểm nhấn nổi bật trong năm 2021 là Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trở thành một trong số không nhiều tỉnh, thành phố ban hành được nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số. Cuối tháng 11-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án “Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp tỉnh Thanh Hóa”. Đồng chí Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa cho rằng: “Đề án được thực hiện sẽ tạo ra sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế và tạo động lực để các sở, ngành, các địa phương cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa trong những năm tới”.

Cải cách hành chính: Thành quả ấn tượng và những nỗ lực không ngừng

Công chức bộ phận “một cửa” huyện Như Thanh hướng dẫn công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Sự vào cuộc quyết liệt từ cấp tỉnh đã truyền “sức nóng” đến cơ sở và đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Đây chính là “chìa khóa” quan trọng để Thanh Hóa có thể gặt hái được thành công và hoàn thành mục tiêu lớn đã đề ra. Là trung tâm động lực của cả tỉnh nên TP Thanh Hóa luôn xác định CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Chủ tịch UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn, các phường, xã đẩy mạnh giải quyết TTHC trên môi trường mạng qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; tập trung giải quyết TTHC theo phương thức “4 tại chỗ”; nghiêm cấm việc tiếp nhận hồ sơ tại phòng làm việc, chấn chỉnh tình trạng tiếp nhận hồ sơ không có phiếu hẹn. Văn phòng HĐND, UBND thành phố quản lý chặt chẽ, theo dõi đầy đủ, trung thực, chính xác tình trạng giải quyết hồ sơ và việc thực hiện nhiệm vụ của tất cả các đơn vị trực thuộc để đôn đốc, nhắc nhở, giảm tình trạng giải quyết TTHC quá hạn. Cùng với đó, thành phố tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, đem lại niềm tin, sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Ở cơ sở, quyết tâm đổi mới cũng được thực hiện theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, hướng đến xây dựng nền hành chính lấy sự hài lòng của tổ chức, công dân là trung tâm phục vụ. Đồng chí Trần Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), cho biết: “Năm 2021, thị trấn Rừng Thông tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu huyện Đông Sơn về CCHC. Đạt được kết quả này, chúng tôi đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức làm việc đúng chuyên môn đào tạo và thực hiện tốt “3 không” là không phiền hà sách nhiễu, không bổ sung hồ sơ quá 1 lần, không trễ hẹn. Vì thế, ngoài các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị trấn Rừng Thông, bộ phận “một cửa” còn có rất đông người từ nơi khác đến giải quyết TTHC”.

Có thể thấy, chưa thời kỳ nào mà nội dung CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh lại được cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành nỗ lực chỉ đạo và thực thi như hiện nay. Tất cả minh chứng cho quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới mà Thanh Hóa đã đặt ra, đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa và các tổ chức, công dân.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]