(Baothanhhoa.vn) - Ngày 3-12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ngày làm việc thứ 2 để cho ý kiến vào Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 3-12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ngày làm việc thứ 2 để cho ý kiến vào Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh dự hội nghị.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban xây dựng Đảng của Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng trình bày các Đề án trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030” do Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị, gồm 5 phần, trong đó nêu rõ: Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, cùng với đó là 6 dân tộc thiểu số: dân tộc Mường (401.967 người), dân tộc Thái (258.506 người), dân tộc Mông (19.166 người), dân tộc Thổ (12.675 người), dân tộc Dao (6.551 người), dân tộc Khơ Mú (1.024 người) sinh sống tập trung tại 11 huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng riêng về văn hóa tạo nên giá trị và bản sắc văn hoá xứ Thanh, rất cần được bảo tồn và phát huy.

Dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học-công nghệ, sự giao lưu văn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ khiến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức to lớn. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đang có nguy cơ mai một, biến mất, hoặc biến dạng, trong đó có tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống. Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai xây dựng Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” là thực sự cần thiết nhằm hiện thực hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao chất lượng của Đề án được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chuẩn bị công phu, khoa học, có tính thực tiễn cao. Đồng thời đề nghị cần sửa tiêu đề của Đề án là: “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”.

Về phần quan điểm của Đề án, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cơ bản thống nhất và đề nghị trong Đề án cần phải đặc biệt coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông; khuyến khích người chưa biết tiếng phổ thông học tiếng phổ thông, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Cần giao lưu văn hóa, học hỏi những tiến bộ của các dân tộc khác để làm giàu thêm nền văn hóa của dân tộc mình.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị, trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, UBND tỉnh chỉ đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông ưu tiên tài trợ cho các tác giả người dân tộc thiểu số có khả năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc miền núi. Quan tâm tổ chức, điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số để sớm giảm tỷ lệ hộ nghèo và cải thiện đời sống, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ các hủ tục… Khi Đề án được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan khi tổ chức hội nghị tổng kết năm kết hợp tổ chức quán triệt, triển khai Đề án. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, các cơ quan thông tin đại chúng cần tập trung tuyên truyền sâu rộng để Đề án phát huy hiệu quả trong đời sống Nhân dân.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thống nhất với nội dung Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” gồm 4 phần, trong đó nêu rõ: Thiết chế văn hóa, thể thao là chỉnh thể hội tụ đầy đủ các yếu tố: Cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; thiết chế văn hóa, thể thao đang hằng ngày, hằng giờ đồng hành với đời sống Nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội... Thiết chế văn hóa, thể thao là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là diện mạo văn hóa của mỗi địa phương, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp Nhân dân, góp phần phát triển con người một cách toàn diện.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Sau một giai đoạn phát triển hệ thống mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao theo Quyết định 2164/QĐ-TTg, ngày 11-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; việc đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả quan trọng, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong giai đoạn mới và căn cứ các văn bản chỉ đạo về Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới của Trung ương giai đoạn 2021-2025 và tình hình thực tế của địa phương đòi hỏi cần phải đánh giá một cách toàn diện những mục tiêu thành công và hạn chế trong công tác văn hóa, thể thao, từ đó xây dựng đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn, từng bước hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, của đất nước và điều kiện thực tiễn của tỉnh nhà.

Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Đây là lần thứ 2 Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án “Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại hội nghị ngày 10-11-2022, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉnh sửa hoàn thiện Đề án. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất với Đề án được Ban Cán Sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị.

Về Đề án “Phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cơ bản thống nhất với nội dung của Đề án được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến và nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện Đề án phải giữ vững và phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa trong nhóm top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu trong cả nước.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]