(Baothanhhoa.vn) - Ngày 21-7, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Ngày 21-7, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh và các đại biểu dự hội nghị.

Cho ý kiến vào Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng: Giai đoạn 2016-2020, mạng lưới các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đảm bảo thực hiện duy trì chất lượng các mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục; các cơ sở giáo dục ngoài công lập được khuyến khích phát triển; mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn, sử dụng hiệu quả; chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: cơ sở vật chất trường học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ kiên cố hóa chậm; còn thiếu rất nhiều các hạng mục cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy và học; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học chậm được khắc phục; chất lượng giáo dục đại trà vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước; số học sinh đoạt giải và chất lượng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế thiếu ổn định.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Tiến phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Trên cơ sở đánh giá về kết quả đạt được và chỉ rõ những mặt còn hạn chế, các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị trong chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025, cần phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm dẫn đầu cả nước; thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và quan tâm giáo dục học sinh có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, kiến thức pháp luật và ý thức, trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Cần tăng cường lãnh đạo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, học sinh và Nhân dân về chất lượng giáo dục. Tăng cường hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nươc về giáo dục. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ bản về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm dẫn đầu cả nước thông qua đổi mới các hoạt động giáo dục...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025 là một trong 6 chương trình trọng tâm được Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng giáo dục, văn hóa, y tế mỗi lĩnh vực thành một chương trình chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả rõ nét.

Qua các ý kiến thảo luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đồng tình với đánh giá của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng chương trình giáo dục được chuẩn bị công phu, có nhiều số liệu biết nói, đã thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề ra được những giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Sự nghiệp giáo dục của tỉnh ta, nhất là giáo dục mũi nhọn được các tỉnh, thành trong cả nước đánh giá cao. Tỉnh Thanh Hóa rất tự hào về truyền thống hiếu học, vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là cần thiết.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ về giáo dục bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần phải tháo gỡ như: tỷ lệ học sinh ngoài công lập còn rất thấp, mới chỉ chiếm 2,9%, tỷ lệ trường lớp ngoài công lập mới chỉ chiếm 2,65%; tỷ lệ phòng học trên số lớp ở cấp học mầm non chưa bảo đảm; giáo dục miền núi vẫn còn nhiều khu lẻ nên chưa đảm bảo chất lượng; khoảng cách giáo dục giữa miền núi và đồng bằng còn nhiều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao các ý kiến đã phát biểu thảo luận tại hội nghị và đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan soạn thảo tiếp thu và bổ sung vào chương trình. Cần nghiên cứu đưa thêm nội dung đào tạo vào chương trình một cách hợp lý để chương trình có toàn diện hơn.

Trên cơ sở các nội dung chương trình đã được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chuẩn bị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã cho ý kiến cụ thể vào bố cục, nội dung nhằm đảm bảo tính logic...

Về những tồn tại, hạn chế, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ rõ ngoài những hạn chế đã được nêu trong chương trình cần phải thể hiện rõ 4 yếu kém trong giáo dục đó là: Công tác quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều vấn đề bất cập, việc quy hoạch, kế hoạch còn dàn trải, vẫn nhiều điểm trường lẻ. Việc bổ nhiệm cán bộ đang còn tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy trường. Chất lượng dạy các môn ngoại ngữ còn yếu. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Để nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2021-2025, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng yêu cầu cần phải xác định rõ về quan điểm giáo dục lấy học sinh là trung tâm, thầy giáo là động lực, nhà trường là nền tảng. Từ đó, cần phải định vị xem giáo dục Thanh Hóa đứng ở đâu, vị trí nào trong cả nước. Sự nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục sẽ góp phần như thế nào vào sự phát triển của tỉnh?

Từ những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan soạn thảo cần phải đưa các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp để giáo dục mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa phải trong top các tỉnh đứng đầu ở tất cả các cấp học; giáo dục đại trà của Thanh Hóa phải nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, bổ sung mục tiêu xây dựng trường THPT lọt Top 100 trường dẫn đầu; sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa phải trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu trong chương trình cần phải đề ra các giải pháp cụ thể. Trong đó cần tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, học sinh và Nhân dân về giáo dục.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý cán bộ, trong đó cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học; tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, kiên quyết khắc phục, ngăn chặn, chặn đứng tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy trường.

Quan tâm đến kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện chấn chỉnh, sắp xếp lại các cơ quan ở Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng. Phải đề cao đạo đức nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường học và đào tạo nguồn nhân lực giáo dục ở Trường Đại học Hồng Đức… Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Cùng với đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Cũng tại hội nghị, sau nghe các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025, phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và nêu rõ đây là lần thứ hai Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào chương trình.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chương trình lần này được chuẩn bị công phu, khoa học. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung của chương trình và yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn thiện để báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy báo cáo nhanh về kết quả triển khai Tuần lễ “Hướng về Thành phố mang tên Bác”

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đã Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh báo cáo nhanh kết quả triển khai Tuần lễ “Hướng về hành phố mang tên Bác”. Sau 4 ngày vận động, từ ngày 17 đến 21-7, Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận gần 1.500 tấn hàng hóa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa. Số lượng hàng hóa đã và đang được tập kết tại Cảng Nghi Sơn để triển khai vận chuyển bằng đường biển vào TP Hồ Chí Minh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá cho ý kiến vào các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục trên địa bàn

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá rất cao Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và MTTQ các cấp thực hiện tốt chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và đã tổ chức phát động Tuần lễ “Hướng về Thành phố mang tên Bác” với nhiều việc làm thiết thực, có ý nghĩa.

Trân trọng cám ơn và đánh giá rất cao tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, truyền thống “thương người như thể thương thân” của Nhân dân trong toàn tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng rằng với tinh thần đoàn kết, yêu nước, sẻ chia của Nhân dân trong tỉnh sẽ là nguồn động viên rất to lớn giúp Nhân dân TP Hồ Chí Minh và người dân các tỉnh phía Nam sớm vượt qua ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19.

Đối với Tờ trình xin ý kiến về dự thảo Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo từng loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, trong quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng kết luận: Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng, là nguồn lực rất quý giá đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh và từng địa phương, đơn vị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất với 5 quan điểm sử dụng đất trong báo cáo, đồng thời lưu ý một số nội dung quan trọng. Trong đó, cần phải có quan điểm, cách nhìn mới về khái niệm đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường chứ không phải là tự túc, tự cấp. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: với trình độ thâm canh và năng suất lúa bình quân của tỉnh trong những năm gần đây, thì từ nay đến năm 2025 tỉnh bố trí 100 nghìn ha đất lúa là hoàn toàn có thể đảm bảo sản lượng 1,3 triệu tấn lúa mỗi năm, cộng với 300 nghìn tấn ngô là đạt 1,6 triệu tấn lương thực. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất lúa phải đáp ứng yêu cầu tạo điều kiện để phát triển đô thị, sản xuất công nghiệp, dịch vụ - thương mại. Đồng thời, phải đảm bảo nguyên tắc giữ diện tích đất 2 lúa ở những vùng trọng điểm lúa của tỉnh, giữ diện tích đất 2 lúa ở các huyện miền núi. Còn những huyện có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh thì phải bố trí quỹ đất phù hợp.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát các diện tích đất quốc phòng do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý, sử dụng để điều chỉnh phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa 2 nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh.

Đối với Tờ trình về Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa và Đề án phát triển các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sau khi thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất thông qua 12 sản phẩm chủ lực. Trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia gồm: Gạo, thịt và trứng gia cầm, thịt lợn, rau quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm. Có 6 sản phẩm chưa nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, gồm: Sản phẩm hải sản khai thác xa bờ; ngao và các sản phẩm nuôi biển; trâu, bò thịt, bò sữa và các sản phẩm từ sữa bò; tre – luồng – vầu và các sản phẩm từ tre – luồng – vầu; mía đường; ngô.

Tại hội nghị các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến và cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo về Dự thảo Quy định của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh và dự thảo văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng hoa tại các lễ tang; Tờ trình xin ý kiến đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ kháng chiến; Đề án thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày mai (22-7), Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về một số nội dung quan trọng khác

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]