Thiệu Long phát triển nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Sau khi về đích NTM nâng cao vào năm 2022, bên cạnh giữ vững các tiêu chí đã đạt, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thành các tiêu chí XDNTM kiểu mẫu, phấn đấu về đích trong những tháng đầu năm 2024.
Trang trại tổng hợp xã Thiệu Long (Thiệu Hóa).
Năm 2023, Thiệu Long xây dựng xã NTM kiểu mẫu cùng những khó khăn, thử thách với yêu cầu cao hơn về các tiêu chí. Vì vậy, với phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra” xã đã cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn bằng các nghị quyết và kế hoạch, triển khai đến từng hộ gia đình; công tác vận động, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức giúp Nhân dân hiểu được ý nghĩa của chương trình XDNTM cũng như vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó tích cực tham gia giữ vững và tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí. Trong đó, chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn; đẩy mạnh phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh một số ngành dịch vụ - thương mại có lợi thế; động viên Nhân dân đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, duy trì và phát triển lĩnh vực xây dựng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng... Từ đó, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 64 triệu đồng/người, không còn hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới.
Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn huy động cho chương trình XDNTM kiểu mẫu ở địa phương đạt hơn 100 tỷ đồng, trong đó huy động nguồn lực từ Nhân dân khoảng 58 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, xã đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới nhiều công trình công cộng, như: nhà văn hóa đa năng, nâng cấp hệ thống điện, kênh mương nội đồng, làm mới các tuyến đường giao thông, xây, sửa chữa trường, lớp học... Sau khi đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục công trình đã phát huy được hiệu quả và phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định việc chuyển đổi số sẽ giúp người dân được bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ và các ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xã đã lựa chọn chuyển đổi số làm tiêu chí nổi trội, đẩy mạnh chuyển đổi số với 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh đó, lựa chọn thôn Minh Đức để xây dựng mô hình thôn thông minh và nhanh chóng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng trên phần mềm chuyển đổi số. Trọng tâm là các ứng dụng thiết yếu, như: thanh toán tiền điện, nước, mua bán hàng hóa không dùng tiền mặt, dịch vụ công trực tuyến... Đến nay, 100% văn bản đến và văn bản đi của xã được giải quyết và xử lý trên môi trường mạng, không thực hiện việc gửi nhận văn bản giấy, giải quyết công việc thông qua phần mềm Quản lý hồ sơ công việc... giúp giảm khoảng 95% lượng văn bản giấy so với trước đây. Từ nguồn xã hội hóa, xã đã đầu tư cơ sở vật chất tại phòng họp trực tuyến với các thiết bị hiện đại như: camera, màn hình hiển thị, micro đa hướng thu tín hiệu âm thanh... Thành lập các nhóm trên nền tảng zalo, trang facebook... Đến nay, có 6 nhà văn hóa thôn được lắp đặt wifi, máy tính... Mặt khác, để bảo đảm an ninh trật tự, xã đã lắp đặt đồng bộ hệ thống camera được tích hợp vào hệ thống quản lý tập trung và kết nối ứng dụng ThanhHoaS để chia sẻ cho người dân, công an, chính quyền cùng theo dõi, giám sát. Từ đó, hành vi xả rác bừa bãi, tình trạng tham gia giao thông không đội mũ, phóng nhanh, vượt ẩu... của một số thanh niên đã được cảnh báo, nhắc nhở kịp thời. Tại các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn xã cũng khuyến khích người dân khởi tạo mã QR code tài khoản ngân hàng, ví điện tử để khách hàng dễ dàng thanh toán không dùng tiền mặt.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Phú Lai cho biết: “Hiện nay, các thành viên trong gia đình tôi đã quen với việc thanh toán không tiền mặt thông qua ứng dụng hoặc thẻ của ngân hàng và mở các tài khoản thanh toán điện tử như: Ví điện tử ZaloPay, VNPT Money... để thanh toán các dịch vụ thiết yếu như tiền điện, nước, mua, bán hàng hóa, thanh toán chi phí khám chữa bệnh”.
Đồng chí Hoàng Đình Quế, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thiệu Long cho biết: Xã phấn đấu đến năm 2025 sẽ nhân rộng mô hình thôn thông minh tại 5 thôn còn lại; đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các thôn, đảm bảo hệ thống viễn thông đồng bộ đến 100% hộ dân. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc 100% tỷ lệ văn bản đến và văn bản đi của xã được xử lý trên môi trường mạng; thực hiện duy trì và nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập đạt 100%... Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nâng cao tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu đạt 100%; lập tài khoản thanh toán điện tử thanh toán được các dịch vụ thiết yếu đạt 80% trở lên...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-12-14 16:56:00
Chuyên gia quốc tế hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
2024-12-14 14:59:00
Gấp rút hỗ trợ khách hàng triển khai cập nhật dữ liệu sinh trắc học
-
2024-02-27 09:08:00
Bản tin tài chính 27/2/2024: Giá vàng trụ vững trên 79 triệu đồng/lượng
Việt Nam nắm giữ nguồn xuất khẩu gạo lớn thứ ba của thế giới
Tổ hợp biệt thự khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa được vinh danh tại giải thưởng bất động sản danh giá bậc nhất thế giới IPA
VinFast chính thức động thổ nhà máy xe điện tại Ấn Độ
Năm mới rộn ràng, khám phá ngay Viêng Chăn, Lào với đường bay mới của Vietjet
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp
Chậm xác định giá thuê đất, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Bản tin tài chính 26/2/2024: Giá vàng tăng nhẹ, trong nước giao dịch ở mức cao
Chủ động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
Nghiên cứu, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp