(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa đang đối diện nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi khi số ca sốt phát ban nghi sởi tăng đột biến, gấp 5,3 lần so với cùng kỳ, và là địa phương có số ca mắc sởi cao thứ 2 ở khu vực miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh hiện đã ghi nhận 3 ổ dịch sởi.

Thay đổi suy nghĩ để ngăn nguy cơ bùng phát dịch

Thanh Hóa đang đối diện nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi khi số ca sốt phát ban nghi sởi tăng đột biến, gấp 5,3 lần so với cùng kỳ, và là địa phương có số ca mắc sởi cao thứ 2 ở khu vực miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh hiện đã ghi nhận 3 ổ dịch sởi.

Thay đổi suy nghĩ để ngăn nguy cơ bùng phát dịch

Theo báo cáo của ngành y tế Thanh Hóa, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng mạnh từ trung tuần tháng 9/2024 đến nay. Chỉ tính riêng trong tuần đầu của tháng 10/2024 ghi nhận các ổ dịch cộng đồng ở TP Sầm Sơn, huyện Thường Xuân và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa với gần 40 ca mắc sởi. Còn theo báo cáo từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, lũy tích đến tuần 41 năm 2024, Thanh Hóa đã ghi nhận 262 ca mắc và nghi mắc sởi tại 26/27 huyện, thị xã, thành phố. Phần lớn các trường hợp mắc là trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng với vắc xin chứa thành phần sởi.

Bệnh sởi có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, bùng phát lao tiềm ẩn, thậm chí viêm não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và tiêm vắc xin là con đường duy nhất để phòng bệnh sởi.

Dù công tác truyền thông về bệnh sởi và biện pháp phòng tránh được cơ quan y tế dự phòng hết sức quan tâm, nhưng vì nhiều lý do, đến nay nhiều trẻ nhỏ trong độ tuổi vẫn chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi.

Những lý do khiến cho việc tiêm phòng không được thực hiện với trẻ, bên cạnh những trẻ em ở vùng miền núi cao, vùng đặc biệt khó khăn bị cản trở bởi giao thông và lệ tục, thì nhiều lý do khác cũng được chỉ ra khiến cho trẻ chưa được tiếp xúc với vắc xin. Đó là, nhiều gia đình tin vào những thông tin thiếu cơ sở dẫn đến việc sợ tiêm vắc xin có thể gây biến chứng. Lại có những người cho rằng tiêm vắc xin để lại sẹo trên cơ thể ảnh hưởng thẩm mỹ sau này, nhất là với bé gái. Cũng có người cho rằng, việc tiêm vắc xin là không cần thiết, vì bản thân cơ thể đã đủ miễn dịch để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Thế hệ của họ nhiều người không tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.

Đây là ý chí chủ quan, không chỉ làm ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng, mà còn gây ra những hệ lụy bệnh rất đáng lo lắng cho cộng đồng. Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi, Sở Y tế Thanh Hóa đã yêu cầu các cơ sở y tế trong tỉnh rà soát lại cơ sở vật chất, bổ sung vật tư, hóa chất, và chuẩn bị đầy đủ thuốc men, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly và điều trị cho bệnh nhân mắc sởi. Nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ để tăng cường miễn dịch cộng đồng. Người dân cần phối hợp với ngành y tế để ngăn lại nguy cơ bùng phát dịch, đảm bảo sự ổn định cuộc sống. Đừng cho rằng sởi chỉ là một loại bệnh thông thường tự mọc, tự lặn trên cơ thể, từ đó sinh ra chủ quan. Chỉ có tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ mới tránh được nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]