(Baothanhhoa.vn) - Tiết thanh minh năm nay đã bắt đầu, như thường lệ, tôi lại về quê tảo mộ cho tổ tiên. Dù còn chút khí lạnh, nhưng khu nghĩa trang của làng có cảm giác nóng hơn bởi người, bê tông, đá khối và cả những mâm lễ cao ngất, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng thầy cúng trộn vào nhau trong một không gian chật hẹp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh minh không trong sáng...

Tiết thanh minh năm nay đã bắt đầu, như thường lệ, tôi lại về quê tảo mộ cho tổ tiên. Dù còn chút khí lạnh, nhưng khu nghĩa trang của làng có cảm giác nóng hơn bởi người, bê tông, đá khối và cả những mâm lễ cao ngất, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng thầy cúng trộn vào nhau trong một không gian chật hẹp.

Thanh minh không trong sáng...

Mấy năm nay kinh tế của làng khá lên rất nhanh bởi đất có giá hơn sau khi làng sáp nhập vào thị trấn huyện lỵ. Còn bởi nhiều người đi xa góp tiền cho người thân ở làng kiến thiết. Một ngôi làng trù phú, nghĩa địa cũng cao đẹp hơn.

Ven đường dẫn ra nghĩa trang trước kia có những cây to làm nơi xe tang dừng lại ngụ ý để người quá cố nhìn vào làng lần cuối trước khi thiên thu cách biệt. Hàng cây giờ không còn nữa. Cái hồn của làng đang bị thời gian đè lên những khuôn hình khác. Nghĩa địa cũng vậy, trong nhấp nhô người đi tảo mộ là những “ngôi nhà” tâm linh với đủ dáng hình.

Cũng chừng này mấy năm trước, gặp bạn học hồi phổ thông trong khi tảo mộ, được hỏi rằng khi nào tôi sửa sang lại âm phần cho các cụ. Anh chỉ về khu lăng mộ nhà mình và kể đá lấy ở đâu, thợ nào làm. Khá kỳ công và đắt đỏ.

Vì tôi thích sự an tĩnh, đơn sơ như ông bà, bố mẹ từng trải qua, nên có phần chần chừ trong việc tôn tạo khu lăng mộ cho các cụ. Phần nữa, cũng bởi tôi thấy mộ phần các cụ tuy không lớn, nhưng vẫn chắc chắn. Chấp nhận điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải chấp nhận áp lực từ những khu mộ quanh đó ngày càng cao lên che lấp tầm nhìn. Đáng nói hơn là, có người ám chỉ tôi làm việc ở trên tỉnh có điều kiện mà lại khó khăn với ông bà.

Thật tình tôi không muốn mình bị cuốn vào sự chạy đua chỉ để thể hiện sự hơn người. Có vẻ như cái “làng ma” quê tôi ngày càng trở thành nơi để nhìn vào đánh giá mức độ của người sống.

Tôi nhận thấy điều đó từ những câu chuyện, và đoán ra điều này từ những ánh mắt nhìn, hướng tay chỉ của những người có mặt. Trong khi những thứ từng ăn sâu vào tiềm thức của cả người sống, cũng như rất có ý nghĩa với người chết đều dần biến mất, thì bê tông, đá, gạch lại thi nhau mọc lên một cách vô hồn và có phần áp đặt. Cơn cựa mình của làng quê bắt nhịp với hơi thở hiện đại đã biến một làng quê êm đềm trở nên ồn ào, có cảm giác đến nghĩa trang của làng cũng rất ồn ào.

Đành rằng làng quê cần phải khác trong dòng chảy nông thôn mới, nhưng sự quy hoạch, kiến trúc nào rồi cũng cần phải phù hợp công năng, lối sống của làng.

Một tiết thanh minh tôi đã làm hết phần việc cần làm, nhưng chưa thấy hoàn toàn nhẹ lòng vì những thứ vẩn vơ. Anh bạn học cũ vẫn thói quen ấy, sang hỏi tôi câu hỏi cũ, rằng bao giờ sẽ cải tạo lại khu mộ phần cho các cụ. Thanh minh là thời điểm trời trong sáng nhất trong năm, nhưng lòng tôi thì khó tránh khỏi sự vẩn vơ. Điều kiện, lối sống, sự tiếp cận... là những thứ riêng tư của từng người, chứ không phải là quy chuẩn xã hội, để ai đó áp đặt và gây khó nghĩ cho người khác.

Có lẽ tôi vẫn trung thành với nhưng gì mình đã định.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]