(Baothanhhoa.vn) - Để ứng phó với bão số 3 Yagi, hiện nay, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động lực lượng, phương án xử lý các tình huống tại chỗ và cơ động có thể xảy ra.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Để ứng phó với bão số 3 Yagi, hiện nay, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động lực lượng, phương án xử lý các tình huống tại chỗ và cơ động có thể xảy ra.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Lực lượng bộ đội biên phòng hỗ trợ ngư dân neo đậu tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

* Thông tin nhanh từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, hiện đơn vị đã chuẩn bị duy trì nghiêm quân số thường trực, phương tiện, vật chất, sẵn sàng xử lý tình huống.

Được biết, trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 Yagi, Ban Chỉ huy PTDS-PCTT&TKCN Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo 4 Đài Thông tin báo bão thường xuyên thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm; chỉ đạo các đơn vị bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tổ chức bắn pháo hiệu khi có lệnh; tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động vào nơi tránh trú an toàn; phối hợp giúp đỡ người dân phòng chống thiên tai, di dời tàu thuyền, lồng bè đến nơi an toàn.

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cũng duy trì nghiêm quân số thường trực, phương tiện, vật chất, sẵn sàng xử lý tình huống tại chỗ và cơ động chi viện khi có lệnh.

Đơn vị cũng chỉ đạo các đơn vị tuyến biển và Cơ quan Bộ Chỉ huy duy trì 100% quân số thường trực, sẵn sàng cơ động chi viện, xử lý tình huống tại chỗ khi có tình huống xảy ra; tổ chức lực lượng xuống địa bàn giúp dân phòng chống thiên tai; duy trì 2 tàu BP 05-98-01, BP 05-13-01 và xuồng BP 05-15-01 trực sẵn sàng cơ động; chỉ đạo 2 đơn vị tổ chức bắn pháo hiệu báo bão theo đúng Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo an toàn.

Về kết quả kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền, đến 5h sáng ngày 6/9, tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi được 5.398 phương tiện, 14.854 lao động vào nơi neo đậu tại các bến của tỉnh và các địa phương lân cận.

Hiện số phương tiện và lao động còn lại trên biển là 274 phương tiện và 1.296 lao động. Số phương tiện hoạt động trên đã nắm được thông tin về vùng nguy hiểm và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng và gia đình, chính quyền địa phương 1-2 lần/ngày.

* Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu các phường, xã và các đơn vị liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế; hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

TP Thanh Hóa họp triển khai các phương án ứng phó với cơn bão số 3.

Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa yêu cầu đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các phường, xã đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung cho công tác phòng chống, ứng phó với bão số 3. Phân công từng đồng chí Đảng ủy viên trực tiếp xuống các phố, thôn, các trọng điểm về thiên tai để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

TP Thanh Hóa có nhiều cây gãy đổ sau trận mưa lớn đêm 5/9.

Các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; các cụm phòng, chống thiên tai thành phố chủ động xuống các địa bàn được phân công để kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3 và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố về công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với bão số 3 tại địa bàn được phân công.

Ban Chỉ huy Quân sự thành phố khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ theo quy định.

Ngay trong sáng 6/9, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố cũng đã họp triển khai các phương án ứng phó với cơn bão số 3.

* Tại huyện Vĩnh Lộc, trước diễn biến của cơn bão số 3, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc đã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó bão với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc kiểm tra cống tiêu số 6 thuộc đê tả sông Bưởi, xã Vĩnh Phúc.

Huyện Vĩnh Lộc đề nghị các xã, thị trấn đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND xã/thị trấn trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ. Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu vực đông dân cư. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi có bão, lũ, ngập lụt... Đến thời điểm này huyện Vĩnh Lộc đã thu hoạch được 1.038,50/4.461 ha lúa, đạt 23,3%...

* Tại huyện Cẩm Thủy, lãnh đạo huyện cũng đã đi kiểm tra thực tế công tác ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng của bão Yagi trên địa bàn toàn huyện.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Hệ thống đê điều ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Thuỷ) được gia cố an toàn đảm bảo trong mùa mưa bão.

Cùng với đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó của các xã, thị trấn, lãnh đạo huyện Cẩm Thuỷ đề nghị các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tiếp tục tranh thủ thời tiết thuận lợi huy động nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh các loại cây trồng nhất là lúa, ngô đã chín từ 80% trở lên, các loại cây màu đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; nhất là các vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Lãnh đạo huyện kiểm tra công tác thu hoạch lúa tại xã Cẩm Giang.

Đồng thời, kiểm tra mực nước trên mặt ruộng, đối với diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và diện tích lúa chưa đến thời gian thu hoạch ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập úng cần tiêu kiệt nước đệm trên mặt ruộng, nước đệm trên hệ thống kênh mương nội đồng.

Đối với diện tích lúa chưa đến kỳ thu hoạch ở vùng không có nguy cơ ngập úng cần duy trì nước mặt ruộng để cây sinh trưởng phát triển tốt; vùng có nguy cơ ngập úng cần tu sửa, bảo trì, nạo vét, khơi thông hệ thống tiêu để sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn gây ngập úng; khẩn trương tiêu cạn nước mặt ruộng; nước đệm trên hệ thống khe, suối và kênh mương nội đồng, tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh đảm bảo tiêu nước nhanh gọn.

* Sáng 6/9, lãnh đạo huyện Triệu Sơn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các xã vùng trọng yếu có nguy cơ ảnh hưởng của mưa lớn, các tuyến đê xung yếu; vùng có nguy cơ sạt lở đất, vùng trũng thấp.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Lãnh đạo huyện Triệu Sơn đi kiểm tra những vùng xung yếu, có nguy cơ sạt lở khi mưa lớn.

Tại các điểm kiểm tra, đoàn công tác đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị có nguy cơ thực hiện nghiêm các biện pháp như: Di dời dân vùng trũng thấp về nơi an toàn; thực hiện ngay việc rà soát những nơi nguy cơ sạt lở đất cục bộ khi có mưa lớn và mưa dài ngày để có phương án xử lý; thực hiện di dời, thay thế các cột điện ở vùng trũng thấp, cột điện đổ gãy không đảm bảo; tranh thủ thời tiết để thu hoạch các diện tích lúa vụ mùa đã chín.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Huyện chỉ đạo di dời, thay thế các cột điện đổ gãy không đảm bảo.

Tổ chức phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý các tình huống mưa bão xảy ra. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các nội dung Công điện số 11 của Chủ tịch UBND huyện, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Triệu Sơn chưa ghi nhận ảnh hưởng do mưa bão gây ra.

* Chiều 6/9, lãnh đạo huyện Yên Định đã đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các xã Yên Thọ, Yên Trường, thị Trấn Yên Lâm và thị trấn Quý Lộc.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Đoàn kiểm tra tuyến đê tại thị trấn Quý Lộc.

Tại các địa phương, đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực tế tại các tuyến đê, cầu đường, trạm bơm, kênh mương và chỉ đạo các địa phương tăng cường bám cơ sở, trực thông tin để nắm bắt, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Tại các tuyến đê xung yếu của thị trấn Yên Lâm, thị trấn Quý Lộc và xã Yên Thọ, đoàn công tác đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương bám sát địa bàn, tổ chức ứng trực 24/24h; rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở tại các chân đê, điểm trũng thấp; tuyên truyền các hộ dân sinh sống và nuôi trồng thủy sản ngoài đê cần tập trung bố trí gia cố nhà cửa và tuyệt đối không ở lại khi mưa to gió lớn. Đồng thời, huy động máy móc và lực lượng dân quân hỗ trợ bà con nông dân khẩn trương thu hoạch lúa mùa đã chín hơn 80%...

Thanh Hóa triển khai lực lượng, phương tiện thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Đoàn kiểm tra tại thị trấn Yên Lâm.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 Yagi, ngày 5/9 UBND huyện Yên Định đã có Công điện số 13 về việc tập trung ứng phó với bão số 3; ngày 6/9 UBND huyện đã có công văn chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa mùa và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự từ huyện đến các xã, thị trấn bám sát địa bàn, chỉ đạo và xử lý kịp thời.

Nhóm PV và CTV


Nhóm PV và CTV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]