Tăng cường phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người
Sáng 27/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.
Các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hoá.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Hơn 2 thập kỷ qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi đã xảy ra trên toàn thế giới như dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A (H5N1), đại dịch cúm A (H1N1), MERS-CoV, Ebola và gần đây nhất là đại dịch COVID-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế - xã hội của các quốc gia; trong đó khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. |
Trong các bệnh lây truyền từ động vật sang người, cúm gia cầm và bệnh dại thuộc 5 bệnh truyền nhiễm ưu tiên theo Thông tư Liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNNPTNT-2013. Với cúm A (H5N1), sau 8 năm kể từ năm 2014 không ghi nhận ca mắc mới, trong tháng 8/2022 và tháng 3/2024 đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Đối với bệnh dại, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ năm 2023 đến nay, tình hình bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp; từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa dự hội nghị.
Với nguồn bệnh lây truyền từ động vật, việc kiểm soát nguồn lây khó khăn nên công tác phòng, chống và kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ dựa vào nỗ lực đơn lẻ của ngành y tế hoặc ngành thú y mà cần sự phối hợp liên ngành một cách chủ động, chặt chẽ, thường xuyên; đồng thời cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương các cấp, các bộ, ban, ngành liên quan, và đặc biệt là sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng.
Tính đến ngày 26/3, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại tại thôn Công Thương, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Ngoài ra, có 1 ổ dịch trên động vật tại thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. Theo đó, từ ngày 16/3, trên địa bàn huyện Quan Hoá ghi nhận 9 ca bệnh do chó nghi dại cắn. |
Trong thời gian qua, ngành y tế và ngành thú y đã có sự phối hợp lâu dài, chặt chẽ và đạt được một số thành tích nhất định. Năm 2013, hai ngành đã phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện Thông tư Liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNNPTNT-2013 và đặc biệt là đồng chủ trì Khung Đối tác Một sức khỏe, phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược quốc gia về Một sức khỏe từ năm 2016 đến nay, tập trung vào phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh dại giai đoạn 2022-2030.
Quang cảnh tại điểm cầu Thanh Hoá.
Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, trong thời gian tới nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra. Tại hội nghị, đại diện các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã chia sẻ về tình hình dịch bệnh, những khó khăn, thách thức cũng như những bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.
Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, quan tâm đến các bệnh lây truyền từ động vật sang người; trong đó quan tâm bố trí kinh phí, nguồn nhân lực cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm gia cầm an toàn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm.
Tô Hà
- 2024-09-12 19:31:00
Lũ sông Bưởi trên báo động II, cả khu phố bị ngập lụt, chia cắt
- 2024-09-12 19:15:00
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại các địa phương trong tỉnh
- 2024-03-27 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 27/3/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 27/3
[Bản tin 18h] Thường trực Tỉnh ủy khảo sát một số tuyến giao thông thủy lợi tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Thông báo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ
Thường trực Tỉnh ủy khảo sát một số dự án hạ tầng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh (*)
Giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3
Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ VII nhiệm kỳ 2024-2029: “Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Phát triển”
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên về Chuyển đổi Số
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 26/3/2024