Tăng cường công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng có đạo
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/2/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về “Tăng cường công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay” tại Thanh Hóa, đã tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong các cấp hội phụ nữ. Sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ngày càng được nâng lên. Hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội LHPN tỉnh hướng dẫn hội viên, phụ nữ vùng DTTS sắp xếp gọn gàng đồ dùng sinh hoạt, xây dựng mô hình nhà sạch, ngăn nắp.
Để nghị quyết đi vào cuộc sống, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội kiện toàn, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động; hướng dẫn tổ chức các hoạt động Lễ Phật đản, Noel...; vận động hội viên, phụ nữ vùng DTTS, vùng có đạo tham gia sinh hoạt hội, xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tích cực tham gia các phong trào thi đua, thực hiện các chương trình, dự án, đề án... Cùng với đó, các cấp hội thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng các loại hình thức tuyên truyền, vận động theo phương châm dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với đặc điểm, tập quán của từng vùng, trong đó tập trung tuyên truyền các nội dung chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của phụ nữ các cấp, các phong trào thi đua, cuộc vận động gắn với thực hiện tốt phong trào “Xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa”, “Sống tốt đời, đẹp đạo”, “Chùa cảnh văn hóa”... Chú trọng tuyên truyền kịp thời về điển hình tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phụ nữ và hoạt động hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội LHPN tỉnh đặc biệt quan tâm công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ tôn giáo gắn với thực hiện phong trào “Phụ nữ Thanh Hóa chung sức XDNTM”; phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Ở các cơ sở hội, phong trào đảm nhận công trình, phần việc của phụ nữ về tiêu chí môi trường và nâng cao, tiêu chí thu nhập được đẩy mạnh. 100% cơ sở hội vùng đồng bào DTTS, tôn giáo đã xây dựng các mô hình “Thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, khai thác nguồn lực hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và đã tư vấn nghề cho gần 300 ngàn lượt hội viên, phụ nữ về kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi bò, gà, lợn giống bản địa, dệt thổ cẩm, mây giang xiên, thủ công mỹ nghệ, thêu ren xuất khẩu...
Hội đã có nhiều dự án, chương trình triển khai mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, phụ nữ vùng DTTS, vùng có đạo. Đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thực hiện tại 96 xã, 318 thôn khó khăn của 12 huyện, thị xã. Từ dự án này, Hội LHPN tỉnh đã thành lập 245 “Tổ truyền thông cộng đồng”, 46 “Địa chỉ tin cậy”; tổ chức 247 lớp tập huấn; 112 cuộc truyền thông; 510 buổi sinh hoạt; tổ chức 17 hội nghị đối thoại chính sách cấp xã, huyện, 52 cuộc nói chuyện chuyên đề cho gần 20.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ...
Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2021-2025”, đồng thời vận động nguồn lực gần 9 tỷ đồng triển khai các hoạt động, như: trao 12 con bò giống, gần 3.600 con dê và gia cầm, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ phương tiện sản xuất, xây nhà, công trình sinh hoạt... giúp hội viên, phụ nữ ổn định cuộc sống, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Hội vận động hỗ trợ xây 33 mái ấm tình thương cho hội viên, trị giá gần 1,5 tỷ đồng và tặng hàng trăm suất quà cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; khám bệnh miễn phí cho trẻ em; tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi...
Cùng với đó, các cấp hội cũng chủ động vận động các nguồn lực để thực hiện nghị quyết đạt hiệu quả. Tiêu biểu là: Hội LHPN huyện Lang Cháng được Tổ chức CIDEAL Tây Ban Nha thực hiện Dự án “Tăng được tỷ lệ phụ nữ nghèo trong độ tuổi sinh đẻ tiếp cận về chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ nạo phá thai”, trị giá gần 190 triệu đồng; Hội LHPN thị xã Nghi Sơn được Công ty TNHH Nike Việt Nam thực hiện Dự án “vốn vay cho phụ nữ nghèo” giai đoạn 2015-2017, trị giá 590 triệu đồng; Hội LHPN các huyện Hậu Lộc, Ngọc Lặc, Thọ Xuân được Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao đời sống cho nữ công nhân - Sáng kiến tôi mạnh mẽ”, trị giá 400 triệu đồng...
Được sự quan tâm của các cấp đảng, chính quyền và tổ chức hội, đời sống của cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng DTTS, vùng có đạo đã có những đổi thay nhất định. Chị em tích cực phát triển kinh tế gia đình, phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:24:00
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
2025-01-15 10:07:00
Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
2024-07-18 20:53:00
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò tổ chức công đoàn
Nhân rộng điển hình dân vận khéo ở Yên Định
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để khơi dậy sức dân
Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành tài nguyên và môi trường
Mấy cảm nhận về cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bước tiến trong xây dựng chính quyền điện tử
Đông Sơn xây dựng nền hành chính vì Nhân dân phục vụ
Đổi mới, nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở Nông Cống
Phát triển đảng viên mới – những dấu ẩn nổi bật