(Baothanhhoa.vn) - Để sớm đưa các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (gọi tắt là Nghị quyết 68) đến đối tượng thụ hưởng, nhiều địa phương trong tỉnh đã gấp rút triển khai thực hiện với cách làm sáng tạo, giúp doanh nghiệp và người lao động giảm bớt khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sớm đưa các chính sách hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng

Để sớm đưa các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (gọi tắt là Nghị quyết 68) đến đối tượng thụ hưởng, nhiều địa phương trong tỉnh đã gấp rút triển khai thực hiện với cách làm sáng tạo, giúp doanh nghiệp và người lao động giảm bớt khó khăn.

Sớm đưa các chính sách hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng

Lao động tự do trong lĩnh vực làm đẹp là một trong những nhóm ngành nghề được hỗ trợ theo Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND, ngày 30-8-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong ảnh: Nhân viên gội đầu, làm đẹp cho khách hàng tại một spa ở phường Đông Hải, TP Thanh Hóa trong thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát.

Ngay sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, huyện Như Thanh đã thành lập ban chỉ đạo; đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 68 và tổ chức hội nghị trực tuyến đến 14 điểm cầu các xã, thị trấn. Phân công rõ nhiệm vụ cho các phòng, ban và phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, như: Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi cục Thuế; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính – Kế hoạch để thực hiện.

Ông Trương Thanh Tĩnh, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh, cho biết: Bám sát kế hoạch, hướng dẫn của huyện, các xã đã khẩn trương tiến hành rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, thống nhất cao cả trong nhận thức và hành động từ cấp ủy, chính quyền địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đến sự tham gia của cộng đồng dân cư, các chính sách được thực thi công khai, dân chủ, minh bạch. Bên cạnh đó là tinh thần trách nhiệm, tính tự giác của người lao động, người sử dụng lao động đã góp phần sớm đưa Nghị quyết số 68 vào cuộc sống. Tính đến hết tháng 8, toàn huyện đã có 7 đơn vị hành chính sự nghiệp và 52 doanh nghiệp với tổng số 4.204 lao động được giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền trên 914 triệu đồng; 19 hộ kinh doanh nhận được tiền hỗ trợ với tổng số tiền 52 triệu đồng... Thực hiện Quyết định 18/2021/QĐ-UBND ngày 30-8-2021 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, huyện Như Thanh đã nhanh chóng cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, thị trấn hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện để tổng hợp, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Huyện Yên Định là một trong những địa phương tích cực triển khai gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng cho 12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68. Bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Với phương châm quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả, bảo đảm chính sách hỗ trợ đến trúng, đúng đối tượng, nhanh, kịp thời theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Yên Định đã phối hợp với các cơ quan liên quan cũng như chỉ đạo cơ sở rà soát, hướng dẫn, lập danh sách đối tượng thụ hưởng. Ban chỉ đạo và các tổ giúp việc thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, nắm bắt tình hình nên sau thời gian ngắn gấp rút thực hiện, trong tháng 8 huyện đã rà soát, lập danh sách và hướng dẫn các đối tượng thuộc 12 nhóm chính sách được hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ. Và ngay đợt đầu tiên, 221 đơn vị, doanh nghiệp với 20.603 lao động đã được giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với chính sách hỗ trợ trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, UBND huyện đã tổng hợp danh sách 12 đối tượng trình UBND tỉnh phê duyệt, với kinh phí đề nghị trên 17 triệu đồng. Đến ngày 6-9, UBND tỉnh đã phê duyệt cho 10 trường hợp, trong đó có 9 F1 và 1 F0. Về chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, huyện có 82 hộ đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí hỗ trợ 246 triệu đồng...

Tính đến ngày 6-9, toàn tỉnh đã có 6.252 đơn vị, doanh nghiệp với 278.987 lao động được hỗ trợ giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3 đơn vị với 143 lao động được hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với 53 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương và đã có 31 lao động được nhận kinh phí hỗ trợ. Đồng thời, 53 lao động ngừng việc; hơn 30 người sau kết thúc điều trị COVID-19 (F0) và hoàn thành cách ly y tế tập trung (F1); 89 viên chức hoạt động nghệ thuật; 11 hướng dẫn viên du lịch đã được nhận kinh phí hỗ trợ. Có 11 huyện, thị xã thực hiện việc chi trả hỗ trợ cho 312 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 936 triệu đồng; 3 doanh nghiệp được hỗ trợ vay trên 2 tỷ đồng để trả lương ngừng việc cho 670 lao động.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68. Theo đó, có 7 nhóm ngành nghề được hỗ trợ, gồm: thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh, xe xích lô chở khách; đánh giày, thợ xây, phụ hồ, giúp việc gia đình...; bán lẻ vé số lưu động; bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định và tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, du lịch, lưu trú, làm đẹp, cung cấp dịch vụ không thiết yếu. Số đối tượng dự kiến được hỗ trợ khoảng 10.000 người, kinh phí thực hiện là 15 tỷ đồng. Đến thời điểm này, các địa phương đã nhận được các văn chỉ đạo, hướng dẫn của ngành lao động - thương binh và xã hội để khẩn trương rà soát, hướng dẫn, tiếp nhận đơn, lập hồ sơ xin hỗ trợ của lao động tự do đủ điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tiến hành chi trả hỗ trợ ngay, góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]