Sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa bão
Quảng Xương có chiều dài bờ biển là 12,5km, 1 cửa lạch, 9 xã có đê và 6 xã tiếp giáp với biển, 4 xã có đồng nuôi trồng thủy sản ngoại đê. Riêng 5 xã tiếp giáp với biển có dân cư sinh sống cách bờ biển 200m, qua rà soát có số hộ phải sơ tán tại chỗ khi có bão mạnh là 42 hộ với 189 nhân khẩu; số dân sinh sống trong phạm vi cách bờ biển từ 200 - 500m khi có bão rất mạnh phải sơ tán tại chỗ là 620 hộ với 2.716 nhân khẩu và sơ tán tập trung là 425 hộ với 1.855 nhân khẩu. Số dân sinh sống trong phạm vi cách bờ biển từ 500m trở lên khi có siêu bão phải sơ tán tại chỗ 2.570 hộ với 12.004 nhân khẩu và phải sơ tán tập trung là 356 hộ với 1.646 nhân khẩu.
Xã Quảng Nham bố trí hợp lý khu neo đậu và chủ động thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển khi xảy ra thiên tai.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương Lê Đại Hiệp, cho biết: "Trước diễn biến phức tạp của mùa mưa bão năm 2024, ngay từ đầu năm, đặc biệt là từ quý II, huyện đã xây dựng và hoàn thiện các phương án chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mưa bão như: phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn; phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn; phương án hộ đê toàn tuyến và ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế trên địa bàn... Các xã, thị trấn và các ngành, đơn vị có liên quan đã cơ bản hoàn thiện kế hoạch, sớm chủ động triển khai thực hiện các phương án ứng phó với mùa mưa bão.
Trong tháng 7/2024, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, sự chuẩn bị của các địa phương nằm trong vùng “nhạy cảm” với thiên tai, bão lụt. Về cơ bản, các địa phương đều phát huy sự chủ động, sẵn sàng các điều kiện cả về con người, cơ sở vật chất, thực hiện các phương án ứng phó với thiên tai, bão lụt, bao gồm cả việc sơ tán di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đầu tháng 8/2024, huyện cũng đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền, diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự với phương châm “Nắm chắc tình hình, phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác ứng phó với thiên tai và mùa mưa bão năm nay của huyện Quảng Xương đó là bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển. Đến nay, toàn huyện có gần 900 tàu cá với công suất, kích cỡ khác nhau. Huyện và các xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các hộ, các chủ tàu cá về công tác chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với mưa bão. Các xã Quảng Nham, Quảng Thạch đã xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị trên tàu như áo phao, phao cứu hộ, máy thông tin liên lạc tầm xa, máy thông tin liên lạc tầm trung và máy giám sát hành trình các loại phục vụ việc theo dõi thông tin dự báo thời tiết. Ngoài ra, hầu hết các ngư dân khi đi khai thác hải sản đều trang bị điện thoại di động, bộ đàm để liên lạc với đất liền và với các tàu khác.
Về công tác kêu gọi tàu thuyền, UBND huyện thành lập tổ tổng hợp thông tin thuộc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện, thường trực 24/24 giờ, làm nhiệm vụ đôn đốc các xã kiểm tra tình hình hoạt động và liên lạc với các chủ tàu để kêu gọi vào bờ. Với các xã không có nơi neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền thì UBND các xã tập hợp nhu cầu của ngư dân, chủ động liên hệ trước với chính quyền nơi tàu cá của địa phương xin được vào trú ẩn trong mùa bão.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương Hà Thế Anh cho biết: Quảng Xương đã chỉ đạo kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các cấp; sẵn sàng các phương án cho mọi tình huống xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt; bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình đê, kè, cống, hồ, đập, hệ thống trạm bơm tưới, tiêu, mương tưới tiêu; có phương án và địa điểm sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo các địa phương và đơn vị liên quan bảo đảm thông tin liên lạc; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai (theo phương châm 4 tại chỗ); tổ chức thường trực, trực ban cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; chuẩn bị địa điểm sơ tán; có phương án bảo vệ hoa màu, sản xuất cho Nhân dân... Đây chính là các điều kiện mà huyện Quảng Xương đã và đang thực hiện với sự chủ động, tinh thần trách nhiệm cao nhất, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra năm nay.
Bài và ảnh: Mạnh Cường
- 2024-09-19 20:38:00
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP
- 2024-09-19 17:01:00
Cây đổ trong sân trường đè bẹp 4 ô tô
- 2024-08-07 15:02:00
Như Xuân: Ra mắt mô hình “Doanh nghiệp với công tác tái hòa nhập cộng đồng”
Điểm nóng 7/8: Một cán bộ ‘quỵt nợ’ hàng tỷ đồng, nộp đơn xin nghỉ việc nhưng không được chấp nhận
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tháng 9/2024
Hoàn thành tháo dỡ bè, mảng trái phép tại Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Bạng
Đề xuất các trường hợp bị tịch thu xe máy, ô tô
Công nhận đô thị Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I
Mã QR đa năng VNPT Money hỗ trợ tối đa thí sinh nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024
Thanh Hóa đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng hồ sơ cấp thẻ căn cước
Phụ nữ lan tỏa “lối sống xanh”