(Baothanhhoa.vn) - Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của mảnh đất gian lao nhưng đã đón tiếp họ bằng tình cảm ruột thịt thắm thiết.

Sầm Sơn đổi mới

Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của mảnh đất gian lao nhưng đã đón tiếp họ bằng tình cảm ruột thịt thắm thiết.

Sầm Sơn đổi mớiQuảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội đang là điểm đến hấp dẫn du khách khi về với Sầm Sơn.

Để ghi nhớ mốc son lịch sử hào hùng cách đây 70 năm, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và đặc biệt là Hội Cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, tại nơi đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc ngày ấy (Cửa Hới, phường Quảng Tiến ngày nay), Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã được khởi công xây dựng, với điểm nhấn là tượng đài “Con tàu tập kết” hết sức ấn tượng. Và với Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung, đây cũng sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng và nghĩa tình 2 miền Bắc - Nam cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đồng thời, là nơi “trở về” để nhắc nhớ lại một thời điểm lịch sử không thể phai mờ của thế hệ những cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết và nhất là học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Còn với Sầm Sơn, sự kiện lịch sử 70 năm trước đã trở thành một mốc son trên tiến trình phát triển, thành “điểm tựa” đầy tự hào về truyền thống mảnh đất gian lao mà anh dũng, gian khổ mà nghĩa tình. Để từ đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sầm Sơn hôm nay tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên mạnh mẽ, trở thành một đô thị du lịch trẻ đầy triển vọng. Từ những làng chài ven biển, đến nay, Sầm Sơn đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm du lịch của miền Bắc. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030, trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện; đến năm 2045 là đô thị du lịch vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước.

Trên hành trình phát triển, đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây, Sầm Sơn đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Trong đó, giai đoạn 2015-2020, thành phố đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/30 chỉ tiêu chủ yếu. Kinh tế tăng trưởng cao, bình quân đạt 16,8%/năm, quy mô giá trị sản xuất năm 2020 gấp 4,73 lần năm 2010; huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2020 gấp 10,5 lần năm 2010. Kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Một số khu đô thị mới, nhiều công trình lớn hoàn thành đưa vào sử dụng, làm thay đổi diện mạo đô thị. Sầm Sơn được mở rộng cả về địa giới hành chính và không gian phát triển, được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Thương hiệu du lịch Sầm Sơn được nâng tầm và được vinh danh là một trong 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam (năm 2017). Năm 2023, thành phố đón gần 8 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, cao nhất từ trước đến nay. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đón được 8,58 triệu lượt khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ, đạt 100,9% kế hoạch; đạt 16,8 triệu ngày khách, tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 102,1% kế hoạch; doanh thu đạt 16.482 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, đạt 104,8% kế hoạch.

Cũng từ đầu năm 2024 đến nay, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.054 tỷ đồng, bằng 271% dự toán tỉnh giao, bằng 98% dự toán HĐND thành phố giao. Diện mạo đô thị tiếp tục đổi mới nhờ các dự án lớn đang được triển khai. Trong đó, nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, như dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố; dự án Công viên nước SunWorld; trụ sở làm việc mới của cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, MTTQ thành phố và các đoàn thể và nhiều công trình quan trọng khác. Đồng thời, tổ chức khởi công nhiều dự án quan trọng như Đại lộ Nam Sông Mã (giai đoạn 2)...

Sự phát triển của kinh tế không chỉ giúp diện mạo đô thị đổi mới, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Thành phố hiện còn 400 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34% và 762 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,55%. Ngoài ra, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị chuyển biến tích cực...

Sầm Sơn là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử; thành phố du lịch biển có thương hiệu, có bản sắc riêng với nhiều giá trị du lịch độc đáo, nổi trội. Để khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế nổi trội đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Từ sự định hướng và quan tâm đặc biệt của tỉnh, cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn đã và đang quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, điều hành, nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 07-NQ/TU. Trong đó, chú trọng tăng cường quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch, xây dựng TP Sầm Sơn trở thành đô thị thông minh, hiện đại. Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án lớn, trọng điểm; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội gắn với phát triển thành phố thông minh. Tăng cường liên kết với các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh, từng bước mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Với các nhiệm vụ, giải pháp đang được triển khai quyết liệt kể trên, kỳ vọng đến năm 2030, Sầm Sơn sẽ trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện; xứng đáng với truyền thống yêu nước và sâu nặng nghĩa tình mà những người con miền Nam trên đất Bắc luôn gửi gắm cho mảnh đất này.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]