Quan tâm phát triển nguồn nhân lực gắn với giáo dục nghề nghiệp
Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về đào tào nghề gắn với nhu cầu việc làm của doanh nghiệp.
Các em học sinh theo học lớp đào tạo nghề điện dân dụng tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa.
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa vào Trường Cao đẳng Nông lâm Thanh Hóa. Sau hơn 2 năm chính thức hoạt động kể từ khi sáp nhập đến nay, nhà trường đã phát huy truyền thống, tiếp tục xây dựng thương hiệu trong đào tạo và nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ. Hiện nhà trường có quy mô đào tạo trung bình hằng năm hơn 2.000 học viên, với đa dạng các hình thức đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo) đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường được cấp phép đào tạo 13 ngành nghề trình độ cao đẳng, 15 ngành nghề trình độ trung cấp và 26 nghề trình độ sơ cấp. Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên dưới 3 tháng với 36 ngành nghề lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; liên kết với các học viện, trường đại học tổ chức đào tạo liên thông và phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Đồng chí Lê Hoằng Bá Huyền, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, cho biết: Trong giai đoạn 2017-2022, đã có 7.301 người tốt nghiệp các hình thức, trình độ đào tạo tại nhà trường; trong đó, có một số ngành nghề, trình độ đào tạo có kết quả tuyển sinh cao, như: trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y, điện công nghiệp, công nghệ thông tin; các nghề bồi dưỡng thường xuyên thu hút đông người học, như: thuyền, máy trưởng tàu cá, bồi dưỡng và thi nâng bậc cho công nhân thủy nông... Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm hằng năm đạt từ 75 - 85%, trong đó, số có việc làm đúng hoặc gần ngành nghề đào tạo đạt trên 65%... Năm học 2023-2024, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa tuyển sinh hệ chính quy đạt trên 500 học sinh, sinh viên. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, nhà trường tiến hành thực hiện công tác tự kiểm định hằng năm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...
Là tỉnh có dân số trên 3,7 triệu người, với nguồn nhân lực đông, đa dạng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực. Hiện trên địa bàn tỉnh có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 31 trung tâm giáo dục nghề nghiệp... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều bảo đảm điều kiện chất lượng đào tạo, đa dạng về ngành nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo cho người dân. Để thu hút, đồng thời gắn đào tạo với tìm việc làm cho lao động, thời gian qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã gắn kết với doanh nghiệp để liên kết đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu, như: nghề hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, may thời trang, công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, dược, điều dưỡng... Thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Ở nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh Thanh Hóa đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Lao động qua đào tạo nghề nghiệp đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp.
Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có trên 80% người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỷ lệ này đạt gần 100%. Nhìn chung, chất lượng lao động qua đào tạo nghề nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trình độ cao đẳng đạt trên 90%, trình độ trung cấp đạt trên 85% và trình độ sơ cấp đạt trên 75%. Nhiều ngành, nghề học sinh, sinh viên ra trường có việc làm 100% như: hàn, may thời trang, điện công nghiệp...
Bài và ảnh: Minh Hiếu
{name} - {time}
-
2024-12-11 12:08:00
Thạch Thành phát huy vai trò giám sát của HĐND trong phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực
-
2024-12-11 11:14:00
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn nỗ lực thu ngân sách
-
2023-12-25 14:28:00
Thanh tra để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “từ sớm, từ xa”
Phát triển đảng viên trong trường học - Cách làm hay ở Thạch Thành
Không có “vùng cấm” trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Hội LHPN huyện Ngọc Lặc phát huy vai trò giám sát, phản biện
Thị xã Nghi Sơn thực hiện phương châm “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý internet, mạng xã hội, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Nga Sơn phát huy vai trò của ban tư vấn, tổ tư vấn
Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức tư vấn của ủy ban MTTQ các cấp
“Cuộc cách mạng” mở đường - Từ một nghị quyết “vượt trước” (Bài cuối): Không chỉ những “con đường 12”...
Nỗ lực thực hiện các nghị quyết, kết luận của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh