(Baothanhhoa.vn) - Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giảm thiểu các vụ ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, các ngành chức năng trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất rượu thủ công và bán lẻ rượu, bia.

Quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giảm thiểu các vụ ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, các ngành chức năng trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất rượu thủ công và bán lẻ rượu, bia.

Quản lý hoạt động kinh doanh đồ uống có cồnCác sản phẩm rượu vang tại cửa hàng rượu ngoại Hải Đăng 36, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) luôn đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ.

Là cơ sở kinh doanh rượu vang có tiếng, cửa hàng rượu ngoại Hải Đăng 36, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) luôn đặt phương châm lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của mình. Chủ cửa hàng Lê Thị Phương nhấn mạnh: Vì là rượu nhập khẩu nên tất cả hàng hóa đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch, chính hãng từ nhà sản xuất và cam kết nhập khẩu trực tiếp. Tuyệt đối không bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu, hàng kém chất lượng gây mất uy tín với khách hàng. Chúng tôi kiểm soát, liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp, nhà sản xuất rượu nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm cung cấp ra thị trường luôn trong tình trạng nguyên bản, nếu hàng bán ra không đúng cam kết hoặc sai nguồn gốc cửa hàng sẵn sàng hoàn tiền 100%. Chúng tôi luôn xuất trình những giấy tờ có liên quan cho cơ quan chức năng giúp quá trình kiểm tra được thuận lợi.

Cơ sở sản xuất rượu truyền thống Hừng Đông ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) chuyên sản xuất rượu từ các nguồn dược liệu, trung bình mỗi tháng cung cấp ra thị trường từ 8 đến 10 nghìn lít rượu. Trong năm 2023, đoàn kiểm tra liên ngành đã phối hợp kiểm tra quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh tại cơ sở này. Tại thời điểm đó, cơ sở đã xuất trình đủ giấy tờ pháp lý, thực hiện nghiêm túc về an toàn thực phẩm (ATTP) trong khâu sản xuất của mình. Chủ cơ sở sản xuất rượu truyền thống Hừng Đông Đỗ Đình Toát cho biết: Với kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm trong ngành rượu truyền thống kết hợp cùng công nghệ sản xuất và xử lý hiện đại, cơ sở luôn mong muốn được đem đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Để tạo dựng được niềm tin và uy tín với người tiêu dùng, cơ sở luôn thực hiện đầy đủ các thủ tục về cấp phép sản xuất, cam kết chấp hành quy định về ATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Tại Thanh Hóa, nghề nấu rượu thủ công đã có từ xa xưa, mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Nhiều loại rượu nổi tiếng ở Thanh Hóa đã làm say lòng thực khách cả nước như: Rượu nếp cẩm Cẩm Thủy, rượu tăm làng Quảng, rượu cần Bá Thước hay rượu Chi Nê Hậu Lộc, rượu nếp Nga Sơn...

Bên cạnh các tên tuổi rượu truyền thống nổi tiếng có đầy đủ giấy tờ pháp lý, thì còn một số hộ dân nấu rượu theo phương pháp chưng cất thủ công lại không được thông qua các khâu cấp phép, kiểm định chất lượng, vệ sinh ATTP... Hiện nay, hoạt động kinh doanh rượu thủ công rất phổ biến tại nhà hàng, khách sạn, quán nhậu... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP. Hiện, tình trạng vi phạm điều kiện kinh doanh rượu vẫn đang xảy ra tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu. Trong đó, vi phạm nhiều nhất là không có giấy phép kinh doanh, không đảm bảo tiêu chuẩn ATTP và các sai phạm về nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm. Hầu hết các cơ sở sản xuất rượu không làm các thủ tục hành chính, không lấy mẫu phân tích và không có nhãn hàng hóa nên việc thống kê, quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở không nắm rõ các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu và chưa được đào tạo kiến thức về ATTP cũng như các điều kiện sản xuất, kinh doanh, các hồ sơ, thủ tục cần thiết.

Theo số liệu của Sở Công Thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 20 doanh nghiệp đăng ký sản xuất đồ uống có cồn, có 38 cơ sở sản xuất rượu gửi hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra ngộ độc do mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Công Thương sẽ cùng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, lực lượng quản lý thị trường và các địa phương vận động, tuyên truyền cho người dân về quy định phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đồng thời, hướng dẫn các hộ sản xuất rượu thủ công tuân thủ các chỉ tiêu an toàn trong sản xuất và kinh doanh rượu. Tăng cường thanh, kiểm tra các mặt hàng rượu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]