(Baothanhhoa.vn) - Chiều 21/5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo việc đề nghị ban hành Nghị quyết thống nhất danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Chiều 21/5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo việc đề nghị ban hành Nghị quyết thống nhất danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, ngày 4/11/2022 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3802/QĐ-UBND về việc phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh căn cứ theo quy định tại khoản 7, Điều 60, Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường trình bày báo cáo tại hội nghị.

Tuy nhiên, Luật Tài nguyên nước ngày 27/11/2023; Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó tại Điều 56 của Nghị định đã quy định lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp mà trước đây tại Luật Tài nguyên nước năm 2012 chưa có quy định cũng như Nghị định quy định chi tiết cụ thể tiêu chí, nội dung chính những hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.

Cùng với đó, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 3802/QĐ-UBND, ngày 4/11/2022 của UBND tỉnh, đã có nhiều thay đổi về diện tích, dung tích, chức năng và đơn vị quản lý hồ, ao, đầm, phá.

Theo kết quả rà soát hiện trên địa bàn tỉnh có 1.489 hồ, ao, đầm, phá nằm trong danh mục không được san lấp. Kết quả này tăng 89 hồ, ao, đầm, phá so với Quyết định số 3802/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Các đại biểu dự hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Ngọc Lặc phát biểu ý kiến.

Do vậy, để có cơ sở UBND tỉnh phê duyệt Quyết định ban hành danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 3802/QĐ-UBND, việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về cho ý kiến danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh là cần thiết và phù hợp với các quy định trên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì và cho ý kiến tại hội nghị.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh sự cần thiết ban hành danh mục hồ, ao đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn; xây dựng quy định quản lý, khai thác, sử dụng đối với các hồ, ao, đầm có giá trị về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, số liệu trong dự thảo chưa đảm bảo tính chính xác, do vậy đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở, yêu cầu trong vòng 1 tuần Sở Nông nghiệp và Môi trường nhanh chóng phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, cập nhật lại danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành; sửa đổi, hoàn thiện lại dự thảo Nghị quyết thống nhất danh mục danh mục hồ, ao, đầm, phá nội tỉnh không được san lấp trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Như Xuân phát biểu tại hội nghị.

Tiếp đó, hội nghị nghe và cho ý kiến vào báo cáo rà soát kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố đến thời điểm ngày 21/5/2025 có 5/26 đơn vị báo cáo không có công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 mà chưa được HĐND tỉnh chấp thuận danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Đại diện lãnh đạo UBND Thị xã Nghi Sơn phát biểu ý kiến.

Có 21/26 đơn vị báo cáo có 298 công trình, dự án với diện tích 1.698,09 ha có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 nhưng chưa được HĐND tỉnh chấp thuận danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng. Trong số này, dự kiến có 103 công trình, dự án sẽ báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Còn lại 195 công trình, dự án chưa được tổng hợp và chưa có hồ sơ trình HĐND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo tại hội nghị.

Về nội dung này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phê bình Sở Nông nghiệp và Môi trường về sự chậm trễ trong tham mưu và thiếu đồng bộ trong rà soát danh mục công trình dự án, chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2025.

Đồng chí yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát, tổng hợp đối với 195 công trình, dự án (diện tích 1.010,19 ha) chưa được tổng hợp, chưa có hồ sơ trình HĐND tỉnh. Đồng thời kiểm tra lại các phương án đấu giá, đấu thầu sử dụng đất; rà soát lại các khu vực, công trình đảm bảo đủ điều kiện đưa vào kế hoạch sử dụng đất.

Các địa phương quan tâm làm tốt công tác cập nhật quy hoạch, quản lý, đấu giá... tập trung, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan:
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường
    Sớm đưa Luật Tài nguyên nước vào cuộc sống

    Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Tài nguyên nước (TNN) 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững TNN. Tuy nhiên, quá trình thực thi luật cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật TNN 2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024 với nhiều điểm mới quan trọng.

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo một số nội dung của ngành Nông nghiệp và Môi trường
    Công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh

    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh.

Anh Tuân


Anh Tuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]