Phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía
Mía là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành. Tuy nhiên, những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ cây mía bị suy giảm, người dân địa phương đã chuyển đổi diện tích trồng mía hiệu quả kinh tế thấp sang những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, để xứng danh là “thủ phủ” của cây mía, huyện Thạch Thành đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển ổn định , bền vững vùng nguyên liệu mía.
Vùng nguyên liệu mía được sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn tại xã Thạch Cẩm (Thạch Thành). Ảnh: Lê Hòa
Thạch Cẩm là xã trong vùng sản xuất mía trọng điểm, đạt giá trị kinh tế cao của huyện Thạch Thành. Hằng năm, toàn xã sản xuất gần 300ha mía nguyên liệu, được liên kết với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan. Để xây dựng vùng nguyên liệu năng suất, chất lượng cao, địa phương đã vận dụng kinh phí để hỗ trợ đầu tư hệ thống giao thông nội đồng, tu sửa trạm bơm tưới và tập huấn nâng cao trình độ sản xuất của người dân. Đến nay, trên địa bàn xã Thạch Cẩm đã cứng hóa được 6,4km giao thông nội đồng, đầu tư bê tông hóa hơn 7,7km mương dẫn nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, vận chuyển nông sản. Cùng với đó, UBND xã đã hỗ trợ và giao nhiệm vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía đường cho HTX Dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thạch Cẩm.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc HTX Dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thạch Cẩm, cho biết: "Để phát huy lợi thế là vùng trồng mía truyền thống, HTX đã huy động nguồn lực, đầu tư máy móc để cơ giới hóa trong trồng mía. Hiện HTX đã có 4 máy tưới phun sương, 1 máy xúc bốc mía. Vào thời vụ, HTX còn liên kết thuê thiết bị UAV siêu nhẹ để phun thuốc trừ sâu bệnh đồng loạt cho diện tích mía. Nhờ đó, những năm gần đây, tổng sản lượng mía toàn xã có xu hướng tăng. Niên vụ 2023-2024, tổng sản lượng đạt khoảng 21.368 tấn, bình quân năng suất 73 tấn/ha. Doanh thu từ sản xuất mía mang lại khoảng 26,7 tỷ đồng, đời sống của người dân ổn định nhờ cây mía.
Được biết, niên vụ 2024-2025, HTX Dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thạch Cẩm đã hướng dẫn người dân địa phương sản xuất khoảng 337ha mía nguyên liệu, tăng 44ha so với cùng kỳ. Với việc đầu tư sản xuất những loại giống năng suất cao như KK3, Lam Sơn 1... và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, xã Thạch Cẩm đang phấn đấu xây dựng vùng nguyên liệu mía năng suất cao, dự ước 90 tấn/ha, sản lượng toàn xã đạt hơn 30.000 tấn, đưa mía trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Không chỉ ở Thạch Cẩm mà tại nhiều địa phương khác, như: Thành Trực, Thành Hưng, Thạch Sơn, thị trấn Vân Du... người dân cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững. Do đó, hằng năm UBND huyện cũng không chỉ chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất mía cho người dân các địa phương mà còn đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía, khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai để phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, đấu mối với Công ty TNHH đường mía Việt - Đài tổ chức thu mua mía nguyên liệu với giá thành cao, ổn định, bảo đảm thu nhập cho người dân trồng mía tại địa phương.
Hiện nay, để bảo đảm vùng nguyên liệu cho vụ ép 2024-2025, huyện Thạch Thành đã trồng được hơn 3.800ha mía nguyên liệu, tăng hơn 10% so với niên vụ trước. Trong đó, có 820ha sản xuất mía nguyên liệu theo hình thức thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên cánh đồng mẫu lớn, mang lại doanh thu hơn 120 triệu đồng/ha/năm. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các vùng mía nguyên liệu, UBND huyện Thạch Thành đã chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các HTX nông nghiệp làm đơn vị tổ chức sản xuất, liên kết, thu mua mía nguyên liệu cho người dân. Trong đó, hầu hết các HTX nông nghiệp phối hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan phát triển mạnh dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm, giống và kỹ thuật sản xuất cho người trồng mía. Cùng với đó, các xã, thị trấn đã và đang tập trung xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết chặt chẽ, bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng mía với doanh nghiệp; khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, HTX liên kết với doanh nghiệp đầu tư phát triển cánh đồng lớn trồng mía ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-24 08:59:00
Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
-
2024-11-24 07:00:00
Bản tin Tài chính 24/11: Giá vàng khởi sắc, tâm lý bi quan biến mất
-
2024-06-08 11:13:00
Hơn 325 tỷ đồng đầu tư trạm dừng nghỉ tuyến Cao tốc Quốc lộ 45-Nghi Sơn
Bản tin Tài chính ngày 8/6: Vàng “lao dốc”, người dân cẩn trọng trước thông tin thất thiệt
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp vào ngày 1/7/2025
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Sydney
Tháo “điểm nghẽn”, thúc tiến độ Dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống
Triệu Sơn: Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh
Nhìn thẳng hạn chế để đưa Chỉ số PCI bứt phá
Bản tin Tài chính ngày 7/6: Giá vàng tuột dốc không phanh; USD đồng loạt tăng
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
Sau 2 lần giảm, giá xăng RON95-III xuống dưới ngưỡng 22.000 đồng/lít