Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
Sáng 16/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) giai đoạn 2021-2025.
Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban quản lý KKTNS&CKCN tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương liên quan.
Chương trình phát triển KKTNS&CKCN giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức về đại dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và những bất ổn an ninh chính trị toàn cầu làm cho giá cả xăng dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, việc làm, đời sống sinh hoạt của Nhân dân và tình hình thu hút đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ trong Chương trình phát triển KKTNS&CKCN giai đoạn 2021-2025 đã được Ban Quản lý KKTNS&CKCN, các sở, ban, ngành và cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ - thương mại ước đạt 1.255.075 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 20.613 triệu USD; thu ngân sách ước đạt 123.501 tỷ đồng, giải quyết việc làm thêm ước đạt 101.473 người; tổng vốn huy động toàn xã hội ước đạt 162.378 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng KCN ước đạt 832ha; thu hút đầu tư mới đạt 613 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 104.878 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước; hoàn thành giải phóng mặt bằng ước đạt 2.318 ha; tỷ lệ lấp đầy các KCN trong KKT Nghi Sơn bình quân là 35%, các KCN Lễ Môn 100%, Đình Hương - Tây Bắc Ga 95%, Hoàng Long (giai đoạn 1) 100%, Bỉm Sơn 65%; Lam Sơn - Sao Vàng 5%, Thạch Quảng 6,6%.
Trong giai đoạn 2021-2025 KKTNS&CKCN có nhiều dự án, đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt; nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới... Một số dự án đã khánh thành đưa vào hoạt động và đang triển khai nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, các dự án đầu tư trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ thi công.
Cùng với đó, KKTNS&CKCN đã kêu gọi, thu hút được một số dự án lớn, trọng điểm, như: Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I tổng mức đầu tư 2.824 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam tổng mức đầu tư 70 triệu USD; Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Đồng Vàng tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tổng mức đầu tư 1.099 tỷ đồng; Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn với tổng vốn dự kiến khoảng 58.026 tỷ đồng (tương đương khoảng 2.453 triệu USD); các KCN Phú Quý với tổng mức đầu tư 55 triệu USD, Giang Quang Thịnh với tổng mức đầu tư 53 triệu USD, phía Tây TP Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 122 triệu USD; Dược phẩm công nghệ cao Việt Nam - Ấn Độ với tổng mức đầu tư 62 triệu USD; Nhà máy xi măng Đại Dương 3 với tổng mức đầu tư 5.990 tỷ đồng; Khu bến Bắc Nghi Sơn mở rộng với tổng mức đầu tư 14.119 tỷ đồng...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, như: một số chỉ tiêu còn thấp; chưa thu hút được dự án quy mô lớn, số lượng dự án đầu tư nước ngoài còn ít; tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng các KCN trong KKT Nghi Sơn và KCN trên địa bàn tỉnh còn chậm...
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế khiến một số chỉ tiêu chưa đạt, như: thu hút đầu tư; huy động vốn đầu tư toàn xã hội; đầu tư hạ tầng KCN; xuất khẩu; giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ - thương mại. Hạ tầng kỹ thuật KKT, KCN, cảng biển đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Khó thu hút các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trong KKT Nghi Sơn; các dự án hạ tầng KCN đã được chấp thuận triển khai chậm, đầu tư chưa đồng bộ. Chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp; còn nhiều dự án triển khai chậm tiến độ.
Cùng với đó, các đại biểu cũng đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Ban quản lý KKTNS&CKCN tiếp thu ý kiến của các đơn vị, địa phương bằng văn bản góp ý và ý kiến tại hội nghị, hoàn thiện báo cáo, đánh giá sâu sắc hơn kết quả đã đạt được. Đồng thời, chỉ rõ hơn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn tới sâu sắc, cụ thể hơn, hướng tới phát triển KCN xanh, sạch theo chuẩn quốc tế; đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những tác động của thị trường trong nước và thế giới...
Xây dựng chiến lược phát triển sát với thực tiễn của KKTNS&CKCN trong giai đoạn hiện nay. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN, tạo ra các cực tăng trưởng cho nền kinh tế của tỉnh.
Lê Hợi
{name} - {time}
-
2024-12-11 11:14:00
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn nỗ lực thu ngân sách
-
2024-12-02 10:05:00
Kết quả tích cực trong chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo tại thị xã Nghi Sơn
-
2024-10-14 14:08:00
Tập trung hoàn thành Dự án trạm biến áp 220kV Khu Kinh tế Nghi Sơn
Tháo “nút thắt” mặt bằng cho các dự án trọng điểm
Sôi nổi hoạt động xúc tiến, đầu tư tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp
Thị xã Nghi Sơn phát triển thương mại, dịch vụ
Khó khăn trong XDNTM ở xã Nghi Sơn
Thị xã Nghi Sơn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2024
Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích lập quy hoạch khoảng 721,09 ha
Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cho người lao động
Hấp dẫn hãng tàu đến với cảng biển Nghi Sơn
Thị xã Nghi Sơn: Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân