Để phát triển bền vững khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cần đảm bảo an ninh cho khu vực này, không để xảy ra xung đột mới và các xung đột hiện tại cần giải quyết thông qua đối thoại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga đề cao việc đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Để phát triển bền vững khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cần đảm bảo an ninh cho khu vực này, không để xảy ra xung đột mới và các xung đột hiện tại cần giải quyết thông qua đối thoại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu như vậy tại phiên họp toàn thể ngày 12/9 của Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 4 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga. Trước toàn thể các thành viên tham dự diễn đàn, nguyên thủ nước Nga cho rằng để phát triển bền vững, điều quan trọng là phải bảo đảm ổn định, hòa bình và an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh cần ngăn chặn các xung đột mới xảy ra, trong khi những tranh cãi lâu nay cần được giải quyết bằng con đường đối thoại. Theo ông, đây chính là cách tiếp cận xây dựng mà Nga đề xướng và sẽ đưa ra tại tất cả diễn đàn quốc tế trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khu vực khác. Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Putin đã chỉ ra rằng hiện nay chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới đang gia tăng và gây ra thách thức đối với thương mại toàn cầu, trong đó có đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Ông nhận định nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức khắc nghiệt của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế khi những nguyên tắc cơ bản của thương mại, cạnh tranh và những lợi ích kinh tế đang bị hạ thấp. Theo nhà lãnh đạo Nga, đây rõ ràng là "một thách thức nghiêm trọng đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, nhất là đối với sự tăng trưởng năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương." Tuyên bố của Tổng thống Nga Putin được đưa ra trong bối cảnh thương mại thế giới đang đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là các chính sách gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong hơn 1 năm cầm quyền, ông chủ Nhà Trắng đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ngừng đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU). Đặc biệt, với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Trump cũng tuyên bố tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhập khẩu từ một số nước, cụ thể là áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico. Bên cạnh đó, Mỹ cũng áp mức thuế quan đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD. Mới đây, Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến nay, Bắc Kinh cũng đã đánh thuế đáp trả tương xứng và tuyên bố sẽ trả đũa nếu Mỹ tiếp tục áp các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]