Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt
Rừng sú vẹt hàng chục năm tuổi đã trở thành môi trường phát triển lý tưởng của các loài thủy sinh và nhất là bầy ong mật. Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngoài lợi ích kinh tế còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.
Ở cửa sông xã Nga Tân, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), cứ đến mùa hoa sú vẹt nở, những người nuôi ong từ khắp nơi lại đưa đàn ong về đây. Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.
Vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, khi rừng sú vẹt tại Nga Sơn nở hoa, ông Mai Văn Hạ (57 tuổi) lại đưa đàn ong của mình về trên chính mảnh đất quê hương.
“Nghề nuôi ong như một nghề du mục, cứ vài tháng tôi lại phải chuyển ong đến các vùng mới, nơi có nhiều hoa. Mùa hoa sú vẹt năm nay, tôi cho ong về quê, đặt ven rừng sú vẹt để ong lấy mật hiệu quả nhất”, ông Hạ chia sẻ thêm.
Sú vẹt là loại cây mọc ở ven biển, hoa sú vẹt nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên ngoài đặc điểm sạch, thơm, mật ong từ hoa sú vẹt còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Khi lấy mật ong, người thợ phải bịt kín mặt, chân tay. Sau đó hun khói vào từng cầu để ong di chuyển sang cầu khác.
Chuyện nuôi ong quy mô lớn tại miền núi, vùng đồi thì nhiều, song mang hàng nghìn đàn ong đến bãi lầy nơi cửa sông, mép biển có lẽ là chưa nhiều.
Anh Trần Văn Sửu (xã Nga Thái, huyện Nga Sơn) cho biết: Anh mang gần một nghìn thùng ong đi khắp nơi trong cả nước, từ tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang... đến Lầm Đồng, Bình Phước…, nơi nào đến mùa hoa là anh đưa đàn ong đi tới đó. Hết mùa, những đàn ong lại được đưa về vị trí quen thuộc nơi rừng ngập mặn Nga Sơn.
Một đàn ong, trung bình cho thu hoạch khoảng 20 kg mật mỗi năm, với giá trung bình 70.000- 100.000 đồng/kg. Ngoài bán mật, nhiều hộ còn nhân đàn mới với giá trên dưới 1 triệu đồng mỗi đàn.
Hết mùa hóa sú vẹt, các hộ gia đình nuôi ong lại chở ong đi nuôi tại một số huyện miền núi hay các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên… và rồi họ lại mong chờ mùa hoa nở vào năm sau. Ngoài lợi ích kinh tế, nghề nuôi ong lấy mật ở rừng sú vẹt Nga Sơn còn góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Thăm quê “Mẹ Tơm” ngày cuối năm
-
4:47 sáng qua
Công viên Hội An: Điểm hẹn mùa Xuân tại TP Thanh Hóa
-
02:53 17/07/2020
Nông dân Thanh Hóa chong đèn thu hoạch cói để tránh nóng
Theo chân thợ săn cá nhệch
Về xứ Thanh, lên rừng xuống biển “giải nhiệt” ngày cuối tuần
Guồng nước “cứu hạn” đồng ruộng của người Thái
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II – năm 2020 sẽ diễn ra tại Thanh Hóa từ ngày 29 đến 31-10
Những “lá phổi xanh” giữa lòng TP Thanh Hóa
Đặc sắc Lễ hội cầu ngư – bơi chải Sầm Sơn 2020
Sầm Sơn, nơi biển hát bốn mùa
Công nhận Khu du lịch cấp tỉnh Động Từ Thức
Mùa cào dắt biển
Địa phương
Thời tiết
- 14°C - 25°CÍt mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa