Nông Cống liên kết thu mua lúa tại ruộng
Vụ lúa chiêm xuân năm 2024 vừa được nông dân Nông Cống thu hoạch xong, lúa được mùa, được giá. Nhiều diện tích, doanh nghiệp, thương lái thu mua lúa ngay tại ruộng nên người dân rất phấn khởi...
Nhân dân xã Hoàng Giang (Nông Cống) thu hoạch lúa vụ chiêm xuân năm 2024.
Trên diện tích 15,5ha đất tích tụ bằng các hình thức mua, đổi và thuê lại của các hộ không có điều kiện sản xuất, ông Nguyễn Bá Chung, thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính đã liên kết trồng lúa với doanh nghiệp. Việc sản xuất của gia đình ông diễn ra khá thuận lợi khi Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) đứng ra thu mua lúa ngay tại ruộng. Ông Chung cho biết: "Vụ chiêm xuân này, gia đình tôi gieo cấy các giống lúa: Hương Bình, DQ 11, QR1, Nếp Hương. Trong quá trình sản xuất, công ty hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác. Đến thời điểm này, lúa đã thu hoạch xong, năng suất đạt 80 tạ/ha và giá thu mua là 920.000 đồng/tạ, tăng 70.000 đồng/tạ so với lúa vụ chiêm xuân năm 2023". Do được mùa, được giá nên trừ chi phí, đem lại khoản thu nhập cho gia đình ông trên 386 triệu đồng, tăng gần 90 triệu đồng so với các vụ trước đó. Việc doanh nghiệp liên kết, thu mua lúa ngay tại ruộng, ông Chung cho rằng đem lại rất nhiều lợi ích cho gia đình. Bởi, ngoài việc không phải thuê nhân công vận chuyển, phơi lúa, tìm và thuê kho cất giữ lúa, còn giúp gia đình có khoản thu nhập với đầu ra ổn định.
Vụ chiêm xuân năm nay, gia đình ông Hà Hữu Thống, thôn Tiền Châu, xã Minh Nghĩa gieo cấy 4ha với các giống lúa Nếp Hương, Thái Xuyên 111, J03... Toàn bộ diện tích lúa sau thu hoạch được Công ty TNHH Cúc Phương (Ninh Bình) thu mua ngay tại ruộng. So với mọi năm, năng suất và giá bán cao hơn. Trung bình 1ha lúa đạt 80 tạ/ha với giá doanh nghiệp thu mua là 720.000 đồng/tạ, gia đình có khoản thu nhập gần 70 triệu đồng. Tiền bán lúa được doanh nghiệp thanh toán chậm nhất là sau 10 - 15 ngày. Trên địa bàn toàn huyện Nông Cống, có hàng nghìn hộ dân tham gia liên kết thông qua HTX làm trung gian, bán lúa ngay tại ruộng cho các doanh nghiệp.
Cùng với việc tích tụ, tập trung đất đai, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, huyện Nông Cống đã đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đến thời điểm này, huyện đã thu hút được 6 doanh nghiệp và 10 HTX trên địa bàn huyện cùng tham gia liên kết, bao tiêu sản phẩm lúa tại ruộng cho bà con các xã với diện tích 3.600ha/10.319ha đất lúa. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã hình thành chuỗi sản xuất lớn từ cung cấp nguồn giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho đến bao tiêu sản phẩm với diện tích lớn như: Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang, Công ty TNHH Cúc Phương, Công ty TNHH Duy Nguyễn...
Ông Lê Ngọc Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống cho rằng: "Việc doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm cho bà con ngay tại ruộng, ngoài hình thành thói quen canh tác theo xu hướng nông nghiệp hiện đại, còn đem lại nhiều lợi ích cho nông dân như đỡ được công vận chuyển, phơi lúa và bảo quản lúa sau thu hoạch. Đặc biệt, giải quyết cơ bản tình trạng “được mùa, mất giá” và giá trị thu nhập đem lại cao hơn so với diện tích sản xuất không được liên kết, bao tiêu sản phẩm ngay tại ruộng".
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-11-24 07:00:00
Bản tin Tài chính 24/11: Giá vàng khởi sắc, tâm lý bi quan biến mất
-
2024-11-23 19:29:00
BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
-
2024-06-10 10:21:00
Khơi dậy đất đồi Hà Long
TCVM Thanh Hóa góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện
Thép xanh VAS đạt chứng nhận phát triển bền vững – EPD
Bản tin Tài chính 10/6: Giá vàng có xu hướng phục hồi, đồng USD tăng mạnh
Giá vé bay dịp cao điểm hè đã “hạ nhiệt”
Hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới
Manulife nâng cấp văn phòng giao dịch chi nhánh Thanh Hóa
Bản tin Tài chính ngày 9/6: Vàng trong nước và thế giới cùng đứng giá, “nín thở” chờ báo cáo lạm phát
Gói thầu đầu tiên Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 về đích
Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số