Nick Út lên tiếng về bức ảnh “Em bé Napalm”
Nhiếp ảnh gia Nick Út cho biết luật sư của ông đang chuẩn bị các tài liệu để kiện đoàn làm phim “The Stringer” - tác phẩm đưa ra những thông tin cho rằng ông Nick Út không phải người chụp bức ảnh “Em bé Napalm”.
“Em bé Napalm” là một trong những bức ảnh thời sự mang tính biểu tượng, ấn tượng nhất mọi thời đại. Bức ảnh được trao giải ảnh báo chí Pulitzer năm 1973. Trong thế kỷ 20, Em bé Napalm trở thành biểu tượng mạnh mẽ của phong trào phản chiến trên toàn thế giới.
Hôm 16/5, World Press Photo (Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới) công bố kết quả cuộc điều tra riêng và đình chỉ ghi nhận nhiếp ảnh gia Nick Út (Huỳnh Công Út) là tác giả bức ảnh Em bé Napalm. Quyết định liên quan đến thông tin mà bộ phim The Stringer ra mắt hồi đầu năm cung cấp. Theo The Stringer, người thực sự đã chụp bức Em bé Napalm là một tài xế tên Nguyễn Thành Nghệ.
Nhiếp ảnh gia Nick Út và bà Kim Phúc, nhân vật cô bé trong bức ảnh “Em bé Napalm”, người sau này trở thành Đại sứ thiện chí vì hòa bình của UNESCO.
Trả lời Tiền Phong về quyết định của Giải Ảnh báo chí thế giới, nhiếp ảnh gia Nick Út cho biết luật sư của ông đang chuẩn bị các tài liệu để kiện đoàn làm phim The Stringer.
"Rất nhiều người ủng hộ tôi và phản đối Giải Ảnh báo chí thế giới. Tôi được bạn bè từ khắp nơi động viên. Tôi không cần giải thưởng từ Giải Ảnh báo chí thế giới. Đối với tôi, giải Pulitzer mới quan trọng", Nick Út nói.
Ông cũng chia sẻ thêm, quyết định tạm ngừng công nhận tác giả ảnh Em bé Napalm của tổ chức này xuất phát từ chuyện cá nhân giữa ông và Gary Knight - người sản xuất và đóng vai chính trong The Stringer.
Trong nhiều cuộc chia sẻ trước truyền thông trong và ngoài nước, nhiếp ảnh gia Nick Út cho biết chụp bức ảnh nổi tiếng lúc 21 tuổi, bên ngoài làng Trảng Bàng (Tây Ninh) vào ngày 8/6/1972. Sau khi chụp ảnh, ông lao vào cứu Kim Phúc - cô bé trong ảnh - bị bỏng độ 3 khoảng 30% cơ thể do nhiệt tỏa ra từ quả bom napalm.
Cô bé Kim Phúc trong bức ảnh sau này trở thành Đại sứ thiện chí vì hòa bình của UNESCO. Quỹ từ thiện quốc tế Kim Phúc cũng ra đời để cứu giúp trẻ em là nạn nhân của chiến tranh và trẻ em nghèo trên thế giới.
Theo Tiền phong
{name} - {time}
-
2025-07-23 08:48:00
Nguồn lực nội sinh cho phát triển
-
2025-07-22 09:08:00
“Vai diễn cuối cùng” đạt 3 giải thưởng lớn MEDIA24H 2025, hiện thực hoá giấc mơ làm phim quốc tế
-
2025-07-22 08:06:00
Ứng phó bão số 3: Các địa phương “sơ tán” hiện vật quý hiếm đến nơi an toàn
Buôn thủy buôn vã chẳng đã hà tiện
Báo Mỹ nhận định thách thức và cơ hội của Phú Quốc
Đảm bảo an toàn cho khách lưu trú tại Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn
Gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 6
[Podcast] - Tản văn: Nắng miên mải trên mùa phơi sân
Kỷ niệm 626 năm ngày mất Thượng tướng quân Trần Khát Chân
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở Triệu Sơn
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thắng cảnh Phố Cát, thị trấn Vân Du, Thạch Thành
Xung quanh một chữ “Oan”