(Baothanhhoa.vn) - Tổng thống Vladimir Putin ngày 19/11 đã chính thức phê duyệt học thuyết hạt nhân mới của Nga, trong bối cảnh Ukraine lần đầu tiên thực hiện cuộc tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS của Mỹ. Học thuyết mới nêu rõ các kịch bản mà Moscow sẽ được phép triển khai vũ khí hạt nhân của mình. Sau đây là những điểm chính.

Những điểm chính trong Học thuyết hạt nhân mới của Nga

Tổng thống Vladimir Putin ngày 19/11 đã chính thức phê duyệt học thuyết hạt nhân mới của Nga, trong bối cảnh Ukraine lần đầu tiên thực hiện cuộc tấn công Nga bằng tên lửa ATACMS của Mỹ. Học thuyết mới nêu rõ các kịch bản mà Moscow sẽ được phép triển khai vũ khí hạt nhân của mình. Sau đây là những điểm chính.

Những điểm chính trong Học thuyết hạt nhân mới của Nga

Một tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị đầu đạn nhiệt hạch của Nga. Ảnh: Getty Images.

Chính sách của Nga về răn đe hạt nhân mang tính chất phòng thủ, nhằm mục đích duy trì tiềm lực của lực lượng hạt nhân, đảm bảo chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, răn đe đối thủ tiềm tàng xâm lược chống lại Liên bang Nga và các đồng minh của Nga. Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, chính sách này được áp dụng để ngăn chặn và chấm dứt hành động quân sự theo các điều kiện được Nga và các đồng minh của Nga chấp nhận.

Liên bang Nga coi vũ khí hạt nhân là một biện pháp răn đe, việc sử dụng là biện pháp cực đoan và bắt buộc. Nga sẽ thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để giảm mối đe dọa hạt nhân và ngăn chặn đối đầu trong quan hệ giữa các quốc gia có thể gây ra xung đột quân sự, bao gồm cả xung đột hạt nhân.

Liên bang Nga đảm bảo răn đe hạt nhân đối với kẻ thù tiềm tàng, được hiểu là bất kỳ quốc gia riêng lẻ hoặc liên minh quân sự nào coi Nga là kẻ thù, đồng thời sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Răn đe hạt nhân cũng được áp dụng đối với bất kỳ quốc gia nào cung cấp lãnh thổ, không phận dưới sự kiểm soát của họ cũng như các nguồn lực để chuẩn bị và tiến hành một cuộc xâm lược chống lại Nga.

Mọi hành động xâm lược của bất kỳ quốc gia nào trong liên minh quân sự chống lại Nga và các đồng minh của nước này sẽ bị coi là hành động xâm lược của toàn bộ liên minh.

Mọi hành động xâm lược chống lại Nga và các đồng minh từ bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân sẽ được coi là cuộc tấn công chung của họ.

Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga và các đồng minh, cũng như trong trường hợp xảy ra hành động xâm lược Liên bang Nga hoặc Cộng hòa Belarus với tư cách là các thành viên của Nhà nước Liên bang bằng vũ khí thông thường, nếu hành động xâm lược đó tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.

TD (RT)

Tin liên quan:

TD (RT)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]