(Baothanhhoa.vn) - Sáng 21-7, tại Khách sạn Mường Thanh (TP. Thanh Hóa), Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo “Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giai đoạn 2021 - 2025.

Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL

Sáng 21-7, tại Khách sạn Mường Thanh (TP. Thanh Hóa), Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo “Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giai đoạn 2021 - 2025.

Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL

Toàn cảnh hội thảo.

Dự Hội thảo có đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các chuyên gia pháp luật đến từ Vụ pháp chế các bộ, ngành Trung ương, đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các chuyên gia, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

Ông Hồ Quang Huy, Cục Trưởng Cục kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Minh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp và ông Watanabe Yoshitaka, chuyên gia của Dự án JICA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL

Ông Hồ Quang Huy, Cục Trưởng Cục kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Minh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và ông Watanabe Yoshitaka, chuyên gia của Dự án JICA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Việc hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển được Đảng, Nhà nước ta xác định là đột phá chiến lược đầu tiên trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó pháp luật là bộ phận cốt lõi của thể chế để đảm bảo quản lý xã hội, phát triển đất nước.

Với mục đích phát hiện, xử lý, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho sự phát triển; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 2020 đến nay thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát văn bản QPPL, các bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang bộ và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL đã phát huy trách nhiệm, trí tuệ, tích cực rà soát đối với toàn bộ các văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước do các cơ quan Trung ương ban hành đang có hiệu lực, từ các luật của Quốc hội đến thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ; nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án xử lý, khắc phục để hoàn thiện pháp luật.

Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL

Các đại biểu dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhấn mạnh: Yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước và tổ chức thi hành hiệu quả pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để đáp ứng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới trong bối cảnh thế giới phát triển nhanh, cạnh tranh mạnh mẽ, có những biến động, phức tạp khó lường, là công việc rất nặng nề, nhiều thách thức trong công tác của các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay.

Với tinh thần đó, thông qua Hội thảo Bộ Tư pháp mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp, thông qua các góc nhìn đa dạng sẽ tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích, đánh giá để nhận diện toàn diện, đầy đủ, sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thời gian qua.

Các chuyên gia đại diện phía JICA sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung, khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật nói riêng. Trên cơ sở đó nghiên cứu, xác định các giải pháp, lĩnh vực, nội dung hoạt động trọng tâm trong các năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động rà soát, xây dựng, hoàn thiện pháp luật giai đoạn 2022 - 2025, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, mong muốn của Nhân dân.

Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL

Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá các vướng mắc, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật trong thời gian qua, từ đó có những kiến nghị, đề xuất đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới.

Hội thảo diễn ra trong thời gian 1,5 ngày.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]