Nguy cơ mất an toàn lao động tại các làng nghề
Toàn tỉnh hiện có 125 làng nghề đang hoạt động, trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành nghề: cơ khí, đúc đồng, khai thác và chế biến đá, dệt may, thủ công mỹ nghệ, mộc, chế biến lương thực, thực phẩm... Các làng nghề đã góp phần vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động và ô nhiễm môi trường.
Sản xuất mộc tại xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa).
Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chủ yếu xảy ra ở những ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao như: Khai thác khoáng sản, xây dựng, vận hành máy và thiết bị sản xuất. Đặc biệt, tại nhiều làng nghề khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng, tình trạng doanh nghiệp và người lao động lơ là với các quy định về an toàn lao động vẫn còn khá phổ biến. Nhiều công nhân trong quá trình làm việc không sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động nhưng lại không được nhắc nhở; vẫn còn tình trạng khói bụi trên các con đường ra vào mỏ; hệ thống dây điện vận hành máy chưa bảo đảm an toàn. Dù hàng ngày làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhưng trang bị bảo hộ lao động tại các cơ sở sản xuất lại khá sơ sài khiến những công nhân, lao động tại đây đang phải đối mặt nhiều nguy cơ mất an toàn lao động có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cụ thể, gần đây nhất vào cuối tháng 3/2024, tại Công ty TNHH Đá ốp lát Hoan Liên ở thôn Thanh Thủy, xã Thanh Xuân (Như Xuân) đã xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm khiến một công nhân tử vong trong quá trình lao động tại khu vực máy nghiền đá.
Tại làng nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) hiện có gần 180 hộ tham gia. Ngoài giải quyết việc làm cho trên 300 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng, nghề mộc đem lại doanh thu ước đạt khoảng 73 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 70% giá trị sản xuất của xã. Trong cái nắng ngột ngạt của những ngày đầu hè, nhưng những người dân làng nghề vẫn cần mẫn cưa, xẻ những tấm gỗ lớn; đục đẽo, lắp ghép cánh cửa, giường, tủ, bàn ghế để kịp giao hàng cho khách. Tuy nhiên, qua quan sát của chúng tôi, rất ít lao động trong làng nghề sử dụng trang bị bảo hộ. Biết nguy hiểm, song nhiều người vẫn cho rằng mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, găng tay khi làm việc rất vướng víu, khó chịu. Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ cơ sở sản xuất Lâm Hằng, xã Hoằng Hà, cho biết: “Xưởng sản xuất của gia đình hiện đang tạo việc làm cho gần 10 lao động địa phương, với số lượng 1 máy xẻ gỗ, 1 máy CNC cắt gỗ mỹ nghệ. Sau khi đầu tư máy móc, thiết bị tôi đều tự tìm hiểu cách sử dụng, hoặc học từ người đã từng sử dụng, chứ không được hướng dẫn trực tiếp từ nhà sản xuất. Sau đó, từ kinh nghiệm của mình tôi lại hướng dẫn trực tiếp cho người lao động. Bên cạnh những hiệu quả tích cực, tai nạn lao động khi sử dụng máy móc trong sản xuất nguy hiểm hơn rất nhiều so với phương pháp sản xuất thủ công. Bởi máy móc vận hành tự động, khả năng sinh lực lớn, khi tác động vào cơ thể người sẽ để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều lao động trong quá trình làm nghề do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng dẫn đến tai nạn bị máy cưa cắt vào tay, chân cũng đã xảy ra nhiều”.
Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn lao động tại các làng nghề, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định về an toàn lao động cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu các yếu tố nguy hại, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các ngành chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ hơn điều kiện làm việc của làng nghề, các quy định về bảo đảm an toàn trong lao động cũng như sức khỏe của người lao động trong các làng nghề, nhất là các làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, như khai thác chế biến đá xây dựng, cơ khí, mộc... Bên cạnh đó, cần khuyến khích hỗ trợ người làm nghề tham gia các hình thức bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động, tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm... Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động; đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người lao động trong các làng nghề hiện nay.
Bài và ảnh: Minh Hà
{name} - {time}
-
2024-12-22 11:41:00
TP. Thanh Hóa rực rỡ đón mùa giáng sinh 2024
-
2024-12-22 11:17:00
Nem xứ Thanh rộn ràng vào mùa cao điểm
-
2024-05-10 14:40:00
Công đoàn Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đẩy mạnh các phong trào thi đua
Gen Z “săn lùng” mua báo Nhân Dân số đặc biệt
Nơi “cổng trời” nở hoa
Yêu cầu các trung tâm đăng kiểm triển khai thanh toán không dùng tiền mặt
Như Xuân: Khen thưởng đột xuất cho 1 hộ dân hiến đất và công trình trên đất để mở rộng đường giao thông
Tín hiệu tích cực cho công nhân
Bắc nhịp cầu kết nối yêu thương trong bệnh viện
Như Xuân phát động “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân” năm 2024
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo
Giao ban công tác báo chí tháng 5