Người dùng mạng thông thái cần nhận thức đâu là bạn, đâu là thù
Các tổ chức phản động luôn rêu rao tôn chỉ là yêu nước, khát vọng canh tân con người và canh tân Việt Nam, thế nhưng lại luôn bôi nhọ hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam; nhất là luôn dùng thủ đoạn lợi dụng sự phát triển của internet, nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động người dân tham gia chống phá, gây rối trật tự công cộng...
Người dân cần đề cao cảnh giác trước các thông tin kích động, sai sự thật của các tổ chức phản động trên không gian mạng.
Trên nền tảng xã hội facebook, người dùng mạng dễ dàng bắt gặp các chia sẻ phiến diện, kích động, gây rối của tổ chức phản động Việt Tân như: “Nhiều người Việt Nam thời nay hay nói đạo lý, khoái nghe đạo lý nhưng bất công xã hội xảy ra thì họ giữ thái độ im lặng”; “Xưa chị Dậu nghèo khổ bán con vì do bọn địa chủ bóc lột, nay cặp vợ chồng Trà Vinh nghèo quá bán con thì bị kết án tù”... Thế nhưng, lại có những phần tử a dua, hùa theo cho rằng “sanh nhầm chế độ”, “chế độ độc tài”... Đây thực chất là những xàm ngôn, thể hiện sự thiếu hiểu biết và thiếu nhận thức của một bộ phận người dùng mạng xã hội hiện nay.
Phải nhấn mạnh rằng, hành vi mua bán người không chỉ Việt Nam mà còn được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”, là tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao chỉ sau ma túy và mua bán vũ khí.
Tại Việt Nam, đối tượng có hành vi mua bán người dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự hiện hành đó là phạt tù từ 7 - 12 năm, cao nhất là từ 18 - 20 năm hoặc tù chung thân. Đây là khung hình phạt khá nghiêm khắc nhưng thực tế cho thấy lại có những người làm cha, làm mẹ đang tâm bán đi những đứa con ruột của mình để phục vụ mục đích cá nhân.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận bảo đảm và bảo vệ các quyền trẻ em, trong đó có quyền sống, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục bởi cha mẹ, những người thân cho đến khi trưởng thành. Pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Bởi vậy trường hợp người mẹ không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con mình thì không chỉ vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của nhóm đối tượng theo quy định.
Hay trước đó, liên quan đến vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng tại khu vực xây dựng bến số 3, Cảng container Long Sơn, Công an thị xã Nghi Sơn đã triệu tập và làm việc với một số cá nhân để làm rõ các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, kích động người dân thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Nguy hiểm hơn, theo thống kê, đã có hơn 100 trẻ em bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, buộc nghỉ học để tham gia hoạt động này.
Dự án xây dựng bến số 3, Cảng container Long Sơn là dự án trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị xã Nghi Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung nói chung. Dự án được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016. Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án thời điểm này không chỉ góp phần hiện đại hóa hệ thống cảng biển Nghi Sơn, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp mà còn thu hút thêm nhiều hãng tàu mới về với cảng Nghi Sơn, từ đó tăng thu ngân sách cho tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động địa phương và vùng lân cận.
Đặc biệt, về vị trí xây dựng bến cảng số 3 là khu vực không có dân cư sinh sống, không ảnh hưởng đến đất đai, tài sản trực tiếp của người dân. Tuy vậy, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ngoan cố của một bộ phận người dân, trên một số tài khoản mạng xã hội facebook, tiktok... của tổ chức phản động Việt Tân đã đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin sai sự thật về ý nghĩa của dự án; đồng thời xuyên tạc về việc lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế và đàn áp người dân phản đối xây dựng bến số 3, Cảng container Long Sơn với các tiêu đề sai sự thật, giật gân, câu like.
Việt Tân là một tổ chức phản cách mạng lưu vong thường xuyên sử dụng thủ đoạn lợi dụng sự phát triển của internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia chống phá, gây rối trật tự. Chúng núp dưới các chiêu bài đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”... nhưng thực chất là để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch của thanh niên, học sinh, sinh viên với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức.
Theo cơ quan chức năng, Việt Tân đã cho lập mới hàng trăm tài khoản và nhiều diễn đàn kín, kết hợp với những diễn đàn trước đó như “Canh Tân”, “Bạn của Việt Tân”, “Bạn của Nguyễn Quốc Quân”..., duy trì khoảng hơn 1.000 tài khoản mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, bôi nhọ, chống phá đất nước. Đồng thời, thu nạp mới các tuyên truyền viên, để tuyên truyền những “thông điệp” của Việt Tân trong cộng đồng người thân và bạn bè, từ đó, tác động tư tưởng, phát hiện đấu mối giới thiệu cho tổ chức thông qua các trang facebook.
Song song với đó, để tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ, Việt Tân cũng đồng thời duy trì các trang web, đài phát thanh và lập bản tin, cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng trong nội địa của chúng thu thập thông tin, viết bài công kích trực tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, tập trung khai thác những sự kiện được dư luận quan tâm, lồng ghép thông tin xuyên tạc tình hình, bôi nhọ, vu cáo các cơ quan chức năng của nước ta.
Vì vậy, để đấu tranh hiệu quả với các thủ đoạn, chiêu trò thâm hiểm của các thế lực thù địch, nhất là tổ chức phản động Việt Tân, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác, nâng cao sức đề kháng trước các thông tin bịa đặt, xấu, độc, không “like, share”, bình luận các thông tin chưa được kiểm chứng. Đồng thời, chia sẻ các thông tin tích cực, thông tin đã được kiểm chứng để người thân, bạn bè không nghe, tin theo các thông tin bịa đặt lan truyền trên không gian mạng.
Về phía cơ quan chức năng cũng cần thiết phải xử lý nghiêm minh, xét xử công khai, có hình phạt thích đáng để làm gương với những hành vi tội phạm có tổ chức, quy mô, nhất là tìm ra đối tượng chủ mưu, đứng đầu xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
2024-12-12 17:47:00
Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-12 15:00:00
Một số vấn đề lý luận chung về nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện
-
2024-02-21 09:35:00
Cục Thuế tỉnh tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng, tiêu cực
Đảng bộ xã Thọ Tiến nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình
Thiệu Phúc: Học Bác khơi dậy lòng dân, sức dân trong xây dựng NTM nâng cao
Đảng bộ huyện Quan Hóa nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên
Đảng bộ huyện Mường Lát quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở
Tập trung thực hiện nhiệm vụ tổ chức đại hội MTTQ các cấp
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Cán bộ cơ sở là cầu nối quan trọng giữa Đảng với Nhân dân
Bước chuyển trong cải cách hành chính lĩnh vực lao động, người có công
Hiệu quả từ mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” ở Vân Sơn