Người dân, doanh nghiệp gặp khó do giá cát tăng
Hiện nay, giá cát xây dựng tại tỉnh ta tăng cao, có nơi lên đến 500 nghìn đồng/m3, tạo áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Một số công trình xây dựng phải điều chỉnh tiến độ, doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung.
Nguồn cung cát khan hiếm được cho là một trong những nguyên nhân đẩy giá cát lên cao.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tấn, ở thôn Đặng Đỗi, xã Trường Minh (Nông Cống) đang trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà mới xây. Tuy nhiên, thay vì phấn khởi, ông Tấn không giấu được niềm lo lắng khi chi phí xây nhà bị đội lên đáng kể.
Ông Tấn cho biết: "Do thiếu tiền, gia đình tôi đã phải tạm dừng thi công từ cuối năm 2024, dự kiến tiếp tục xây dựng vào năm 2025. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt, đặc biệt là giá cát, khiến chi phí đội thêm cả trăm triệu đồng so với dự toán ban đầu".
Giá cát tăng đột biến khiến cho nhiều hộ gia đình đội chi phí xây dựng.
Ông Lê Văn Nam, chủ kinh doanh vật liệu xây dựng tại xã Trường Minh (Nông Cống), cho biết: "Giá cát tăng, nên từ năm 2024, thay vì sử dụng nguồn cát trong tỉnh, tôi phải nhập cát từ tỉnh Nghệ An về. Hiện nay, giá cát xây dựng nhập về đến tay người dân dao động trên dưới 400 nghìn đồng/m3, tùy loại cát. Nếu nhập từ các huyện Yên Định, Thiệu Hóa,... cộng với chi phí vận chuyển, giá mỗi khối cát có thể lên đến trên dưới 500 nghìn đồng".
Tại TP Thanh Hóa, giá cát xây dựng và cát bê tông cũng không ngoại lệ. Anh Trương Tiến Hiệp, chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại phường Quảng Thành, cho biết: Giá cát không chỉ tăng đột biến mà còn khan hiếm nguồn cung. Điều này dẫn đến nhiều công trình nhà thầu đã cam kết giá với chủ thầu từ trước, để giữ uy tín, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận bù lỗ, bán với giá cũ.
Giá cát tăng cũng đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Th., Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi tại huyện Thọ Xuân, cho biết: "Giá cát bê tông nhập tại địa phương tăng từ 180 nghìn đồng/m3 lên 350 nghìn đồng/m3. Tình trạng khan hiếm cát khiến doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động hơn một tuần nay, 100 công nhân của công ty tạm thời nghỉ việc".
Giá cát tăng và nguồn cung khan hiếm cũng khiến nhiều dự án đầu tư xây dựng tại các huyện miền núi vốn không có mỏ cát gặp nhiều khó khăn. Ông Lộc Văn Hào, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Quan Hóa, cho biết: "Nguồn cung cát cho các công trình trên địa bàn vốn đã thiếu hụt, nay càng khó khăn hơn. Người dân phải mua cát với giá cao từ 400 - 450 nghìn đồng/m3, thậm chí hơn 500 nghìn đồng/m3 tùy vào quãng đường vận chuyển. Hiện tại, 12 dự án chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện do Ban quản lý có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu hụt nguồn cung về cát".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính khiến giá cát tăng cao là do nhiều mỏ cát trên địa bàn tỉnh đang nằm trong diện thanh tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến nguồn cung giảm mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng găm hàng, thao túng giá.
Vị trí của mỏ cát số 18 tạm dừng hoạt động tại huyện Vĩnh Lộc.
Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình trạng thao túng giá cát nếu có để đảm bảo sự ổn định cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Đình Giang
{name} - {time}
-
2025-03-19 16:10:00
Người dân “gánh” hệ lụy từ sai phạm quản lý đất đai
-
2025-02-20 15:48:00
Hàng chục hộ dân bức xúc vì nộp tiền mua đất 20 năm nhưng vẫn chưa được giao đất
-
2025-02-18 16:29:00
Yêu cầu các trường có xe đưa, đón học sinh nhanh chóng thay đổi màu sơn theo quy định
Có hay không tình trạng rải đinh “bẫy xe” trên đường?
Xem xét, hướng dẫn việc bồi thường, tái định cư cho 7 hộ dân khu vực đầu cầu Tống Giang
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo nộp tiền điện
Bồn hoa kiên cố trên vỉa hè chắn ngang lối đi bộ
Khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tại MBQH 2185 trước ngày 30/1/2025
Huyện Triệu Sơn cho dừng khai thác đất sát cao tốc Bắc - Nam ngay trong đêm
Ngang nhiên đưa máy xúc, xe tải vào khai thác đất trái phép sát cao tốc Bắc - Nam